K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2022

Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến động viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng.

8 tháng 1 2022

Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến động viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng.

7 tháng 1 2022

 Em có nhận xét gì về ý kiến trên?

Đoàn kết cũng là nét đặc sắc trong bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đoàn kết thống nhất trở thành một trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng. Đó là “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra trận"

 

7 tháng 1 2022

Em hãy tóm tắt một câu chuyện về sự đoàn kết? Qua câu chuyện đó, em đã học tập được gì? 

 

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp thưa Bác không ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?

Người căn dặn: Đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

       Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã làm cho nhiều cán bộ dự hội nghị trong hội trường đánh tan suy nghĩ cá nhân của mình.

bài hoc :Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình

30 tháng 3 2017

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của

28 tháng 1 2022

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

-Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.

31 tháng 5 2021

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
 Kể tóm tắt câu chuyện đó:Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

31 tháng 5 2021

Bài làm :

 Trong mái lều tranh xơ xác, vào một đêm khuya trên đường đi chiến dịch kháng chiến chống Pháp trời mưa lâm thâm, gió rét buốt Bác cùng với các chiến sĩ ngủ lại đây để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ngày mai, nhưng Bác đã không ngủ. Người không ngủ vì thương đoàn  dân công họ phải rải lá làm chiếu, lấy manh áo làm chăn nơi rừng sâu, mưa rét. Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ về ngày mai, bác ngồi đó im phăng phắc. Cả đêm hôm đó Bác thức để chăm lo giấc ngủ cho từng người chiến sĩ để mai họ có sức hành quân đánh trận. Anh đội viên thức dậy lần đầu thấy Bác chưa ngủ lo lắng mong Bác đi ngủ sớm cho đến khi anh thức dậy lần thứ ba Bác vẫn chưa ngủ để rồi thức luôn cùng Bác.

22 tháng 10 2017

Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
 

6 tháng 11 2017

Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

15 tháng 12 2017

Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.

   An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.

Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.

Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.

 

Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.

Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ồng đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.

17 tháng 12 2023

ok lun