K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

Tham Khảo
Nghệ thuật: điệp ngữ.

Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và Phong thái ung dung ,tự tại, lạc quan.

Tham khảo:

Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu):

Hai câu đầu:

- Điệp ngữ "xuân"

- Hình ảnh đẹp "nguyệt chính viên"

Hai câu cuối:

- Ẩn dụ "nguyệt mãn thuyền"

- Hình ảnh đẹp "nguyệt mãn thuyền"

21 tháng 4 2018

Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc:

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.

- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

10 tháng 8 2017

Bài 2:

*Giống:

- Đều miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp bao la khoáng đạt

- Đều xuất hiện hình ảnh trăng

- Đều thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên lạc quan, phong thái ung dung lạc quan, yêu nước của người chiến sĩ cách mạng

=>Chất thơ hòa quyện chất thép, tâm hồn chiến sĩ - thi sĩ hòa hợp.

*Khác:

- Cảnh khuya: Trăng trong "Cảnh khuya" là trăng được đặt trong không gian núi rừng. Người chiến sĩ thao thức lo cho vận nước, lo cho chiến dịch mà chưa ngủ.

- Rằm tháng giêng: Trăng được miêu tả vào chính rằm, trăng vừa lúc tròn nhất, đẹp nhất. Đặc biệt là trăng của sông nước. Ánh trăng xuân bao trùm và như xóa nhòa ranh giới giữa trời - sông. Người chiến sĩ bận việc quân nhưng vẫn có những giây phút hòa mình vào thiên nhiên.

9 tháng 8 2017

B1:

-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-Từ ngữ sinh động, giàu sức biểu cảm

-Cách miêu tả fong phú hấp dẫn

-NT: điệp ngữ

30 tháng 12 2020

Thể thơ:được viết theo thể thơ ngũ ngôn(5 chữ). Thể này vừa có khả năng tự sự,miêu tả,triết lí như như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là để diễn tả tâm tình sâu lắng,biểu hiện những chuyện dân bể hoài niệm.

Kết cấu:Bài thơ có lối kết cấu đầu cuối tương ứng. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ cảnh cũ người xưa,vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm cảm thương sâu sắc.

Ngôn ngữ:Ngôn ngữ trong sáng,giản dị,đồng thời hàm súc dư ba. Có cảm tưởng bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ,không có nhiều từ ngữ độc đáo,lời thơ tựa như lời tự vấn,lời sám hối của tác giả,của cả một lớp người.Tất cả đều khởi phát từ lòng chân thành truyền đến độc giả. Nhưng bài thơ cũng rất hàm súc bởi ý nghĩa của những hình ảnh trong bài và bởi nội dung tư tưởng mà bài thơ gợi nên.

Các thủ pháp nghệ thuật:Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản-tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa sự kiên trì,nhẫn lại,cố bám lấy sự sống,muốn góp mặt với đời của ông đồ(Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ,lãnh đạm của mọi người(Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận,sự tàn lụi,nỗi bất hạnh trong cuộc đời ông đồ.

3 tháng 11 2017

Đáp án: D

13 tháng 5 2019

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Kết cấu chặt chẽ

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt

- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.

4 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nghệ thuật: điệp ngữ.
Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và Phong thái ung dung ,tự tại, lạc quan.

3 tháng 1 2022

nghệ thuật là :điệp ngữ

16 tháng 8 2019

Trong hai bài thơ trăng ( Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng) của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vẽ ra bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc với hình ảnh ánh trăng sáng rọi, mà người còn sử dụng kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại khiến cho bức tranh thơ hiện lên với vẻ đẹp vô cùng độc đáo, một vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Trước hết, trong bài thơ Cảnh khuya, yếu tố cổ điển được thể hiện trong chính cách so sánh, liên tưởng độc đáo của tiếng suối với tiếng hát xa, gợi ra âm thanh du dương, trầm bổng như xa như gần của tiếng suối trong không gian thanh vắng nơi núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hồ Chí Minh đã nhân hóa hình ảnh của tiếng suối, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh, dường như tiếng suối không đơn thuần là hiện tượng của tự nhiên mà nó trở nên có hồn, gần gũi và quen thuộc với con người. Trong thơ văn trung đại, Nguyễn Trãi cũng có sự miêu tả tương tự khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm trong bài thơ Côn Sơn ca:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

_ Yếu tố cổ điển còn thể qua câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ này không chỉ góp phần mở ra không gian cao, rộng với nhiều đường nét và hình khối, với  sự hài hòa giữa ánh trăng, cổ thụ và hoa tạo ra vẻ lung linh, huyền ảo của ánh trăng. Câu thơ cũng gợi nhắc chúng ta nhớ đến những câu thơ trong bài thơ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn:

“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”

_Yếu tố hiện đại lại thể hiện trong chính bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh, thông qua thể thơ, đề tài của bài thơ:

Trước hết, tính hiện đại thể hiện ở đề tài mới lạ, mang tính thời sự của bài thơ: nói về những suy tư, trăn trở của người chiến sĩ cách mạng trong đêm trăng.

Thể hiện thông qua vẻ đẹp của sự lạc quan, ung dung, tinh thần tự tại của người chiến sĩ Cách mạng trong không gian mênh mông của núi rừng.

17 tháng 8 2019

 "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên 
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên 
Yên ba thâm xứ đàm quân sự 
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" 
DỊCH SANG TIẾNG VIỆT_XUÂN THỦY_ 
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân 
Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bác ngát trăng ngân đầy thuyền' 

Đây là bài thơ được Bác viết vào những năm kháng chiến chống Pháp.Trong một đêm trăng đẹp có thực tại núi rừng Việt Bắc,bác đã ứng khẩu làm bài thơ này. 
Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp,vừa cổ điển vừa hiện đại.Chất cổ điển hiện ra với đêm trăng,thi sĩ,dòng suối,hang sâu.Tính lãng mạng nằm ở chỗ;cảnh thiên nhiên khiến cho lòng buâng khuâng,xao xuyến.Nét hiện đại của bài thơ là ở chổ:giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lai có một không gian thơ hiện ravới một ánh trăng sáng hòa quyện cùng dòng sông lấp lánh.Càng hiện đại hơn là người làm thơ không phải là một thi sĩ ẩn dật xưa kia chỉ biết yêu thiên nhiẹnđep mà người thi sĩ này đang là người chiến sĩ,người chỉ huy,người lãnh đạo cuộc kháng chiến. 
Bài thơ gồm bốn câu,dường như câu nào cũng có ánh trăng soi sáng,và hiện lên hình ảnh của mùa xuân.Theo bản dịch thì câu 1 có 1 chữ xuân, câu 2 có 2 chữ xuân,câu 3 và câu 4 tuy không có chữ xuân nhưng nếu đọc kĩ thì xuân xuất hiện trong lòng người và hòa quyện vào đất trời. 
"Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" 
Những người chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân thì phơi phới một niềm tin là chở trăng về căn cứ_tức là chở mùa xuân,trăng xuân về cho mọi người. 
Bài thơ miêu tả cảnh nhưng thực ra là miêu tả con người và tâm trạng con người.Trước cảnh thiên nhiên đẹp, các thi sĩ thường hay say đắm mình vào trong thiên nhiên,co khi còn để sa lãng việc đời.Bác ở đây thì không như vậy.Thiên nhiên càng đẹp thì làm Bác càng yêu đời hơn và càng yêu thiên nhiên thì làm Bác càng nhớ tới trách nhiệm của mình hơn,cho ne mới" giữa dòng bàn bạc việc quân",bàn về cuộc kháng chiến. 
Bài thơ được viết ra giữa những năm tháng đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.Với sự sáng tao và tinh tế của mình,Bác đã vẽ nên một bức tranh that đẹp và nên thơ.Một khát khao cháy bổng là mang 'mùa xuân"về cho đất nước mà bác và các đồng chí của mình đang phấn đấu thực hiện

1 tháng 12 2018

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

- Ngôn ngữ lãng mạn

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành