Phân tích đoạn cuối bài thơ "Vội vàng"- Xuân Diệu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo dàn ý nhé:
A, MB
- giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu: nhà thơ mới và sự nghiệp văn chương cùng phong cách sáng tác
+ Trước Cách mạng tháng 8, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới
+ Sau Cách mạng, nhà thơ Xuân Diệu là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam
+ Tư tưởng nổi bật nhất trong thơ ca Xuân Diệu là thái độ sống cuồng nhiệt, nhiệt huyết, khát khao được tận hưởng tình yêu và vẻ đẹp cuộc sống.
- giới thiệu bài thơ Vội vàng và giá trị nội dung
+ Bài thơ Vội vàng được in trong tập "Thơ thơ" (1933-1938), xuất bản năm 1938. Bài thơ thể hiện một tình yêu đời, tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt cũng như một quan niệm nhân sinh chưa từng có trong thơ ca truyền thống
- giới thiệu khổ thơ cuối từ đó làm rõ nội dung: thái độ tích cực trước cuộc đời
B, TB: Phân tích khổ cuối để làm rõ nội dung
1, 7 câu đầu đoạn thơ cuối:
- Lời giục giã của thi nhân trước khi đời người ngắn ngủi kết thúc:"Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm"
- Khao khát được sống trọn với tình yêu, được tận hưởng cuộc sống:
+ Điệp ngữ "Ta muốn" thể hiện được khát khao mãnh liệt
+ Những hình ảnh ước lệ tượng trưng như: cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn (cuộc sống tươi đẹp), mây đưa và gió lượn (cảnh sắc cuộc sống), cánh bướm và tình yêu (tình yêu đôi lứa), một cái hôn nhiều (tận hưởng cuộc sống)
+ Một loạt các động từ mạnh như: ôm, riết, thâu, hôn--> thái độ sống tích cực, vồ vập với cuộc sống của nhà thơ
2, Những câu cuối: Khát vọng tràn ngập mãnh liệt đến bùng nổ với tình yêu cuộc sống
- Cho no nê, cho đã đầy, cho chếnh choáng --> thái độ sống tích cực của nhà thơ với những sự tươi đẹp của cuộc sống nhưng ngắn ngủi nên phải muốn tận hưởng hết
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! là câu thể hiện khát vọng mãnh liệt trào dâng nhất. Xuân hồng là những tươi đẹp, đẹp đẽ của cuộc sống. Và tác giả xưng "ta" thể hiện được cái tôi cá nhân mạnh mẽ muốn được tận hưởng cái đẹp của sự sống bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết
C, KB: Tổng kết lại những gì đã trình bày
- Tổng kết những đóng góp của Xuân Diệu
- Tổng kết lại nội dung về tình yêu cuộc sống, tình yêu đời trong khổ thơ cuối
Bạn tham khảo dàn ý nhé:
a) Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn.
+ Bài thơ Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu của Xuân Diệu nói lên tiếng lòng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời.
- Khái quát nội dung khổ cuối: Thể hiện khát vọng sống, khát vọng tình yêu cuồng nhiệt và hối hả của cuộc sống được cảm nhận qua các giác quan cơ thể hết sức tinh tế và sâu sắc.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên được hiện lên một lần nữa
- Các hình ảnh mây, gió, nước, bướm, cây cỏ… hiện lên với sức sống căng tràn, tươi mới
=> Cái “mơn mởn” của sự sống khiến tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả.
- “mau đi thôi” : câu cảm thán thể hiện sự tận hưởng thiên nhiên, tận hưởng thời gian và cuộc sống
=> Khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương.
* Luận điểm 2: Biểu hiện của cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt
- Câu thơ "Ta muốn ôm" chỉ có ba chữ được đặt ở vị trí đặc biệt: chính giữa hàng thơ
-> Hình ảnh một cái tôi đầy ham hố, đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tầm tay để ôm cho hết, cho khắp, gom cho nhiều mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên của trần thế này vào lòng ham muốn vô biên của nó.
- Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn...
- Rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê...
-> Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn.
- Sử dụng nhiều điệp từ: ta (5 lần), và (3 lần), cho (3 lần)
=> Nhà thơ muốn ôm ghì, siết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó, muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất, tận hưởng những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, non nước, cây và cỏ rạng.
=> Sự vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ.
* Luận điểm 3: Sự cảm nhận của tác giả qua các giác quan của cơ thể.
- Tác giả cảm nhận cuộc sống và thiên nhiên qua thị giác, khứu giác, thính giác,…
+ Thị giác: cảm giác mơn trớn của thiên nhiên
+ Khứu giác: cảm nhận mùi hương đẹp đẽ của thiên nhiên
+ Thính giác: cảm nhận được âm thanh của thiên nhiên
- Tác giả tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất: "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
-> Tình yêu cuồng nhiệt, mãnh liệt của tác giả.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Giọng thơ yêu đời vồ vập thấm vào từng câu từng chữ
- Câu ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ nhanh mạnh
- Hàng loạt các điệp từ, điệp ngữ tuôn trào hối hả, dồn dập
c) Kết bài
- Khái quát ý nghĩa của đoạn thơ cuối đối với tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân.
Ví dụ: Vội vàng là lời tự bạch của Xuân Diệu trước cuộc đời lúc bấy giờ, khắc họa rõ nét gương mặt riêng của con người thi nhân, trong đó đoạn cuối bài thơ chính là những nét tiêu biểu, sinh động nhất của hồn thơ ấy. Đoạn thơ đã đưa ra một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi chân thành và thiết tha với cuộc đời.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ; nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ Xuân Diệu là khúc hát nồng nàn, tha thiết về tình đời, tình người được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ. Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật phong phú tuyệt diệu, Đó không phải là một thiên đường trên mặt đất, một vũ trụ đầy sung sướng, rất đáng sống (hỡi xuân hồng …). Đúng như nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Và có lẽ bài “Vội Vàng” bộc lộ đầy đủ nhất nhận định trên về thơ Xuân Diệu.
Tham khảo bạn nhé:
1.Giá trị nội dung
- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt
2. Giá trị nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ
1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:
Tham khảo:
1,
Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình.
2,
1. Xuất xứ
- Rút ra trong tập Thơ Thơ
- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2. Bố cục
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:
1,
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
2,
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939
- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng
2. Bố cục
- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân
- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ
3,
* Ý nghĩa nhan đề:
– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.
– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.
– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.
=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
* Ý nghĩa lời đề từ:
– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.
+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.
– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
4,
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.
Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".
Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
"Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật."
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
Tham khảo:
- Đoạn 1: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về nhan đề trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.
- Đoạn 2: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.
- Đoạn 3: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.
Đến với Xuân Diệu, nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ.
“Cha đằng ngoài, mẹ đằng trong
Ông đồ nghề lấy cô hàng nước mắm”.
Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. “Vội vàng” là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Tiêu biểu là 10 câu cuối của đoạn thơ. Chính là lời giục giã mọi người và cũng chính là lời giục giã cho chính mình. Vì vậy mà tác giả đã nói:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hóa có sinh ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại. Vì vậy thi nhân “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, “vội vàng lên” để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà xuân đang non, xuân chưa già:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”
Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế: Trước đó nhà thơ xưng “tôi” với ước muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió” nhưng ở đoạn thơ cuối này cái tôi ấy đã hòa thành cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời. Ngay liền đó là câu thơ thể hiện cái tươi non của “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. “Mơn mởn” là từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức sống “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, Và đằng sau khao khát “ôm cả sự sống mơn mởn” ấy là những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã tràn đầy nỗi yêu:
“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
.........
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”
Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ “ta muốn” được lặp đi, lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ “Ta muốn” như ý nghĩa của nó đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Thi nhân như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”Để rồi, chàng như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếnh choáng” hút cho đã cho đầy ánh sáng, “Cho no nê thanh sắc của thời tươi” mới lảo đảo bay đi.
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”
Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, xuân hồng, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.
Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt, mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm - sự sống” - “riết - mây đưa, gió lượn” - “say - cánh bướm, tình yêu” - “thâu - cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.
Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn có sắc “Xuân hồng”. Mùa xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén nỗi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu:
“Ta muốn cắn vào ngươi!”
Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Xuân Diệu đã bộc lộ một cái tôi tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời. Thi sĩ như muốn giang rộng cả đôi tay, cả lồng ngực của mình để đón nhận mùa xuân của tình yêu, của tuổi trẻ. Nỗi khát thèm ấy là xuất phát từ một quan niệm nhân sinh tiến bộ, tích cực của Xuân Diệu trước cuộc đời: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ – Em, em ơi, tình non đã già rồi” . Đoạn thơ đã giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu, một cái tôi yêu đời, giàu xúc cảm, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên, Xuân Diệu rất xứng đáng với danh hiệu: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Em tham khảo nhé !!
Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống vội của ông.
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”
Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.
Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.
Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu.
Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.
Khổ thơ cuối của bài khép lại bằng những sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ, đặt câu. Nhà thơ bộc lộ quan điểm sống của mình cũng là quan điểm chung của tuổi trẻ: sống là phải biết tận hưởng, yêu đời nhưng cũng phải dâng hiến và trân trọng những điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng.