Câu 13: Câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” Thể hiện tinh thần gì hay tính cách gì ?
A. Tinh thần dung cảm
B. Sự gan dạ
C. Sự chống trả, liều mạng cự lại
D. Tinh thần phản kháng, tức nước vỡ bờ
Câu 14: Vì sao sau hai lần ra lệnh kéo mành để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn-xi đã có sự thay đổi. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi đó?
A. Trước sự chăm sóc, lo lắng nhiệt tình của chị Xiu
B. Sự chữa trị tài giỏi của bác sĩ
C. Cái chết của cụ Bơ-men
D. Vì chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng sau đêm mưa gió bão bùng
Câu 15: Giôn- xi nói một ngày nào đó cô hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na-plơ. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Giôn-xi là một họa sĩ nghèo nhưng tài hoa
B. Giôn-xi là một người thích sự khám phá
C. Giôn-xi đã lấy lại được niềm tin và hy vọng
D. Giôn-xi là một người khiêm tốn, nhút nhát
Câu 16: Tên truyện “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa gì?
A. Đó là chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại
B. Một chiếc lá đẹp, dung cảm
C. Chiếc lá thần kì không bao giờ rụng
D. Là kiệt tác của cụ Bơ-men
Câu 17: Câu: “Thế rồi, cùng với màng đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống dất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”. Các từ ngữ in đậm trong câu thuộc lớp từ nào ?
A. Từ tượng hình
B. Từ tượng thanh
C. Trợ từ
D. Thán từ
Câu 18: Câu thơ sau tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nào ?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
( Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
A.So sánh
B.Nói giảm nói tránh
C. Nói quá
D. Ẩn dụ
Câu 19: Câu thơ sau tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nào ?
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
( Tố Hữu, Bác ơi )
A.So sánh
B.Nói giảm nói tránh
C. Nói quá
D. Ẩn dụ
Câu 20: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu sau :
“Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ “
(Nam Cao, Lão Hạc )
A.So sánh
B.Nói giảm nói tránh
C. Nói quá
D. Ẩn dụ
A
A. Thái độ không chịu khuất phục.