K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2021

ta có phép tu từ : điệp từ

khi lặp lại 2 lần từ lại đi

=> tác dụng : thể hiện , bộc lộ hết ra niềm từ hào cùng với thái độ ngợi ca của tác giả dành cho  những người lính lái xe Trường Sơn.

22 tháng 1 2017

- “Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn trên xe hoặc trên dọc đường đi, giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống.

- Song từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không! Hình ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng.

16 tháng 11 2021

Điệp ngữ''Lại đi'':diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính

-Ẩn dụ''trời xanh'':câu thơ như bay phấp phới trong màu xanh mộng mơ,hy vong,trong niềm tin,lạc quan cua các anh.

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

-Điệp ngữ''Lại đi'':diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính

-Ẩn dụ''trời xanh'':câu thơ như bay phấp phới trong màu xanh mộng mơ,hy vong,trong niềm tin,lạc quan cua các anh.

18 tháng 8 2018

Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

21 tháng 10 2021

Tham khảo:

Chỉ với hai câu thơ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đa cho ta hiểu được vẻ đẹp của người lái xa Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh "võng mắc chông chênh" cho người đọc thấy được điều kiện khó khăn mà những người lính phải trải qua trên đường lái xe. Đó là những giấc ngủ ngắn tạm bợ trên đường rừng mà họ mắc võng nằm nghỉ. Bên cạnh đó, từ láy "chông chênh" cũng là một từ gợi hình đặc sắc. Trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", ta cũng đã từng bắt gặp từ chông chênh được Bác sử dụng. Ở trong hai câu thơ này cũng vậy, từ láy chông chênh còn để gợi ra con đường giải phóng cứu nước còn ngập tràn những gian truân phía trước. Về câu thơ thứ hai: "Lại đi, lại đi" (dẫn trực tiếp) , người đọc có thể cảm tưởng đó như một lời cổ vũ mà người lính tự dành cho mình. Chao ôi! (thán từ) Mặc dù biết bao nguy hiểm chông gai, những người lính vẫn luôn tiến lên bằng những chiếc xe vì nước nhà còn chưa được giải phóng, sứ mệnh vẫn còn đeo đẳng trên vai. Hình ảnh đặc sắc "trời xanh thêm" không chỉ cho thấy tinh thần lạc quan, bầu trời tuổi trẻ của những người lính khi được cống hiến với đất nước mà đó còn là hình ảnh của niềm tin vào tương lai đất nước bình yên, giải phóng, thống nhất. 

30 tháng 5 2021

@danghackgamekirito ( chủ )

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?

- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm '' Bài thơ của tiểu đội xe không kính ''

- Của tác giả '' Phạm Tiến Duật ''

2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.

'' Chông chênh ” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “ chông chênh ” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.

4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).1. Đoạn thơ trên nằm trong tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

3
21 tháng 5 2018

Câu 1.

  • Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt 

Câu 2.

  • Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim 
  • Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 

Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

  • Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
  • Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ 

Câu 4 

  • Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
  • Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
  •                                        %-% k nha
21 tháng 5 2018

- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 

- Tác giả: Phạm Tiến Du

ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2. 
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh 
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì: 
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. 
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: 
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm? 
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…