Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm viết hay nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ thời phong kiến. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp. Tìm từ láy trong đoạn văn sau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn goi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận)
Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
Tình cảm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ?chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
(Bài Bánh Trôi Nước Sách Ngữ Văn Vnen trang 65 Ngắn ngọn đúng dễ hiểu nha)
Trong bài "Bánh trôi nước" (SGK Ngữ Văn 7/T94)?
Nhận xét cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong câu thơ mở đầu?
? Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của họ?
?Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
?Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được như vậy không?
? Từ đó nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
Mik sửa lại câu hỏi nha mn !
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:
Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ cũng được đề cao và coi trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đây những số phận của người phụ nữ phải chịu bất hạnh trong cuộc sống. Vì vậy, trong thơ cũng như ca dao những bài viết về người phụ nữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc những tác phẩm đó, chúng ta không chỉ đồng cảm, sẻ chia mà còn để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Từ đó, ta lại càng thấy trân trọng và đồng cảm cho số phận của những người phụ nữ kém may mắn.
Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi.
Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong XH
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước)
Ở xã hội xưa, trai năm thê bảy thiếp là thường, còn người phụ nữ không cho phép được như vậy. Họ đau có quyền làm chủ đời mình, trong ca dao ta cũng bắt gặp rất nhiều câu ca nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữa:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Hay:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và hiểu thêm cái bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ. Riêng bản thân tôi, được sinh ra trong một xã hội văn minh, bình đẳng và không tận mắt chứng kiến những điều đó nhưng qua thơ văn đã giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về người phụ nữ xưa và càng trân trọng họ hơn. Họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, gần bùn mà chẳng hôi tân mùi bùn
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.
Do sống trong xã hội phong kiến-một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên. ...........
Chiều nay cô giáo mk chữa rồi , bài mẫu nè , cả mở bài và kết bài luôn :
Đề tài về người phụ nữ luôn được phản ánh rõ nét trg dòng chảy vhoc từ xưa đến nay , với những số phận , vẻ đẹp và cung bậc tcam khác nhau . Vhoc ở thời đại nào thì đề tài người phụ nữ luôn có sức lôi cuốn thi nhân như chính sự hấp dẫn của nữ giới trg cuộc sống chúng ta vậy . H/ảnh người phụ nữ hiện lên trg v/bản " những câu hát than thân , bánh trôi nước và đoạn trích sau p' chia li " là những người có tấm lòng cao đẹp nhưng lại chịu những bất hạnh của cuộc đời .
Trg kho tàng v/học dân gian VN , cùng với các thể loại khác ca dao ra đời không chỉ diễn tả tâm hồn , tư tưởng t/cảm của n/dân mà còn là t' hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa cay đắng của người phụ nữ , đặc biệt là ng' phụ nữ trg x/hội cũ . ................................................
MÌNH ĐỊNH CHÉP HẾT NHƯNG DÀI QUÁ - ĐÂY MỚI LÀ MỞ BÀI VÀ CÂU MỞ CỦA THÂN BÀI THÔI
Hồ Xuân Hương là một trong ít những nữ sĩ có nhiều tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các tác phẩm của bà chủ yếu tập trung mô tả, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bánh trôi nước là một tác phẩm như vậy.
Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thực là mô tả về bánh trôi nước và cách làm món ăn dân dã, giản dị này. Nhưng điều mà Hồ Xuân Hương hướng đến không phải là cái đích ấy mà ở một điều sâu sắc hơn, ẩn kín hơn chính là về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ.
Trước hết, họ là những người có vẻ đẹp về hình thể:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Về hình thức họ mang trong mình vẻ đẹp “trắng”, “tròn” gợi nên sự tròn đầy, phúc hậu. Trong quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ đẹp là người phụ nữ có gương mặt tròn như mặt trăng, nước da trắng hồng, người đậm đà, đây chính là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Và em mang đầy đủ những vẻ đẹp đó. Câu thơ vang lên đầy tự hào, khẳng định giá trị, vẻ đẹp của bản thân. Trắng ở đây không chỉ dùng để nói về làn da hồng hào, trắng trẻo, mà trắng còn dùng để chỉ phẩm chất trong sáng, thuần khiết của người con gái. Câu thơ kết hợp với quan hệ từ tăng tiến “vừa …vừa” càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trong xã hội cũ chúng ta biết rằng, số phận người phụ nữ vô cùng bất hạnh, chìm nổi, họ không được tự quyết định số phận mình. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương cũng đã phản ánh chân thực số phận bất hạnh ấy: “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng dù cảnh ngộ có bất hạnh bao nhiêu đi chăng nữa, thì người con gái, người phụ nữ vẫn giữ trong mình tấm lòng thủy chung, sắt son:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm, gần gũi với văn học dân gian, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thông qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước tác giả cũng khẳng định, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của họ.
Hinh như bạn này nhầm nghị luận chứng minh sang cảm nghĩ?
Người phụ nữ ngày xưa thường xuất hiện trong các tác phẩm với số phận đầy bất hạnh. Và bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng vậy. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người con gái đẹp đẽ. Nhưng số phận của họ lại “ba chìm bảy nổi”. Cuộc đời của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác - những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu hơn với người phụ nữ trong xã hội xưa.
Các bạn giúp mình tìm từ trái nghĩa, từ ghép , từ láy, rồi phận loại ạ…Mình cảm ơn❤️
Mình tự làm nhé! :D
Từ láy: bạc bẽo, long đong, son sắt, trong trắng.