K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2021

Hồ Xuân Hương là một trong ít những nữ sĩ có nhiều tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các tác phẩm của bà chủ yếu tập trung mô tả, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bánh trôi nước là một tác phẩm như vậy.

Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thực là mô tả về bánh trôi nước và cách làm món ăn dân dã, giản dị này. Nhưng điều mà Hồ Xuân Hương hướng đến không phải là cái đích ấy mà ở một điều sâu sắc hơn, ẩn kín hơn chính là về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ.

Trước hết, họ là những người có vẻ đẹp về hình thể:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Về hình thức họ mang trong mình vẻ đẹp “trắng”, “tròn” gợi nên sự tròn đầy, phúc hậu. Trong quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ đẹp là người phụ nữ có gương mặt tròn như mặt trăng, nước da trắng hồng, người đậm đà, đây chính là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Và em mang đầy đủ những vẻ đẹp đó. Câu thơ vang lên đầy tự hào, khẳng định giá trị, vẻ đẹp của bản thân. Trắng ở đây không chỉ dùng để nói về làn da hồng hào, trắng trẻo, mà trắng còn dùng để chỉ phẩm chất trong sáng, thuần khiết của người con gái. Câu thơ kết hợp với quan hệ từ tăng tiến “vừa …vừa” càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp của người phụ nữ.

Trong xã hội cũ chúng ta biết rằng, số phận người phụ nữ vô cùng bất hạnh, chìm nổi, họ không được tự quyết định số phận mình. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương cũng đã phản ánh chân thực số phận bất hạnh ấy: “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng dù cảnh ngộ có bất hạnh bao nhiêu đi chăng nữa, thì người con gái, người phụ nữ vẫn giữ trong mình tấm lòng thủy chung, sắt son:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm, gần gũi với văn học dân gian, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thông qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước tác giả cũng khẳng định, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của họ.

Hinh như bạn này nhầm nghị luận chứng minh sang cảm nghĩ?

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.

9 tháng 11 2016

lên mạng mà tìm

9 tháng 11 2016

Câu 1:

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Câu 2:Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.

Câu 3:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

9 tháng 11 2016

_ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua tác phẩm bánh trôi nước

Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian

 

18 tháng 10 2021

Sông núi Nước Nam và Phò giá về kinh là những tác phẩm thể hiện được lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Tìm hiểu và Cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh,

19 tháng 10 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được.

19 tháng 10 2016

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều v***** trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải ch*****u một số phận đầy b***** k*****ch và đáng thương:

Đau đớn thay thân phận đàn bà 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc đau thương. Chả thế những người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, trong Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Th***** Điểm)…

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nh***** hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, v***** ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. Nhưng trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bốt công oan trái, người phụ nữ phải ch*****u nhiều đắng cay, oan trái nhất. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và nhân hậu. Ta có thể bắt gặp hình ảnh của họ qua nhiều tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn tr*****a. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng m*****n màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Th***** Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.

Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải ch*****u nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, b***** chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá tr***** thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải ch*****u uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải ch*****u bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. B***** vu oan, b***** nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế b***** động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ:

"Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày" 
"Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc "Thân em…". Số phận người phụ nữ, lúc thì như "hạt mưa sa", lúc thi như "tấm lụa đào"…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ b***** dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi "đài các" hay lại làm lụng vất vả nơi "ruộng cày"? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng m*****t mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ "vào tay ai"…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải ch*****u nhiều cực khổ.

Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thủy thì b***** ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan – mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ).

Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì b***** nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại b***** dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", liên tiếp b***** đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: "Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!". Đây không chỉ là bi k*****ch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi k*****ch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt, văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Th***** Điểm, Hồ Xuân Hương… khi miêu tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình):
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
hoặc bộc lộ những phản ứng:
Kẻ đắp ch*****ông kẻ lạnh lùng 
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Lấy chồng chung – Hồ Xuân Hương)

Có thể khẳng đ*****nh rằng, cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phục là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Cả nước Việt thời phong kiến chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc, nghiệt tối tăm. Và vô hình chung, số phận của người phụ nữ cũng không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội. Trong thơ ca, họ hiện lên là những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà cuộc đời lênh đênh trong suốt 15 năm lựu lạc; một Hồ Xuân Hương khát khao hạnh phúc mãnh liệt mà trọn đời ngao ngán bởi phận “làm lẽ”, “kiếp chồng chung”… Rồi trên thi đàn Việt Nạm lúc ấy, còn biết bao người phụ nữ cũng cùng một số phận như vậy.

Người phu nữ càng đẹp, càng tài, càng lắm bất hạnh, khổ đau. Nguyên nhân vì đâu thì vào cái thời đại ấy chưa cổ câu trả lời. Và đo đó mà câu thơ của Nguyễn Du chính là khúc “bạc mệnh” tấu lên cho mọi “kiếp hồng nhan”.

Ngày nay, người phụ nữ đã chiếm một v***** trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Bởi lẽ cái xã hội “trọng nam khinh nữ” đã b***** xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mĩ tục vốn có của mình mà họ còn vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống. Điều đặc biệt hơn là họ có cá tính mạnh mẽ hơn, dám đấu tranh triệt để vì hạnh phúc, vì quyền lợi của chính mình và phấn đấu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không phỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau:

Ch***** em tôi tỏa nắng vàng l*****ch sử 
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

Bạn tham khảo nha!

17 tháng 10 2021

tham khảo:

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

17 tháng 10 2021

cảm ơn bạn

 

17 tháng 10 2021

tham khảo:

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
17 tháng 10 2021

Tham khảo 

Nhà thơ Xuân Diệu rất mê thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay nhuyễn thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn cỡ quả cà pháo, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…). Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín, lớp vở bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương kín đáo khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.