Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ, một nhà cùng thânYêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận, hai thân vui vầy.(Ca dao)Câu 1 (0,5 điểm. Bài ca dao được sáng tác theo thể thơ nào?Câu 2 (0,5 điểm). Câu “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng phép tu từ nào?Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong bài ca dao trên?Câu 4 (0,75 điểm). Từ “hòa thuận” trong câu “Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” có nghĩa là gì?Câu 5...
Đọc tiếp
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Câu 1 (0,5 điểm. Bài ca dao được sáng tác theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Câu “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng phép tu từ nào?
Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong bài ca dao trên?
Câu 4 (0,75 điểm). Từ “hòa thuận” trong câu “Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” có nghĩa là gì?
Câu 5 (0,75 điểm). Qua bài ca dao, ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 6 (1,0 điểm). Là một thành viên trong gia đình, em cần phải làm gì để thể hiện tình cảm với anh, chị (em) của mình? (khoảng 3 - 4 dòng).
ài 1:
Biện pháp nghệ thuật: So sánh.
Tác dụng:
→So sánh anh em trong nhà như tay chân mà tay và chân là một bộ phận của cơ thể người, luôn gắn liền với nhau.
→Muốn nhận mạnh rằng anh em trong nhà phải biết đùm bọc, gắn bó, yêu thương nhau.
Bài 2:
Anh em là người cùng một mẹ đẻ ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Mà anh em trong nhà phải biết yêu thương, gắn bó với nhau. Tay và chân cũng thế. Chúng là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay thuận thì chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh.Cũng như lời mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua bài ca dao rằng:anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó cũng chính là bổn phận của người làm con như chũng ta. Phải biết yêu thương , kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ , anh em trong nhà cũng như thế. Như vậy bố mẹ chúng ta sẽ càng vui hơn.