K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn : Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

=> Trong đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê. tác giả đã nêu cụ thể những hành động của nhân dân để chống vỡ đê

Đoạn văn nào vậy?

Có phải bạn hỏi trong Kiều ở Lầu Ngưng Bích không ạ?

22 tháng 8 2023

đúng rồi bạn à!!!haha

13 tháng 3 2018

Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:

   - Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.

   - Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.

   - Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.

   - Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè

- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống

- Sức sống

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:

- Hùng vĩ, dữ dội, hoang dã:

+ Hiểm trở, núi trùng điệp, độ cao ngất trời: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

+ Linh thiêng, huyền bí, dữ dội, hoang vu: gầm thét, oai linh.

- Thơ mộng, trữ tình: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

* Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1:

- Vượt qua gian khó, nhọc nhằn, nguy hiểm: đối mặt với mưa rừng, sương đêm, thác gầm, cọp đe dọa.

- Bi tráng, coi thường cái chết: dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời.

- Ngang tàng, tinh nghịch, đậm chất lính: cách diễn đạt súng ngửi trời cho thấy sự tếu táo, hồn nhiên.

- Tình cảm, lãng mạn, mơ ước cuộc sống bình yên: người lính nhớ tới hình ảnh cơm lên khói, mùi thơm của nếp xôi.

* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

- Sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng tạo cảm giác về sự gân guốc, khúc khuỷu, hiểm trở của dãy núi hoặc cảm giác bình yên của hình ảnh ngôi nhà trong mưa (Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi). Cách sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng cũng giống cách sử dụng những gam màu trong hội họa: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng gam màu lạnh làm dịu cả khổ thơ.

- Sử dụng biện pháp đối:

- Đối hình ảnh trong một câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

- Đối hình ảnh trong đoạn thơ: Hình ảnh thiên nhiên dữ dội và hình ảnh sinh hoạt của người dân bình yên.

- Đối thanh điệu: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm và Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

* Sử dụng các từ láy có sức biểu cảm cao: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp các vần lưng, vần chân liền, vần chân cách.

- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3, 2/2/3.

27 tháng 7 2021

Tham khảo

Biện pháp tu từ :
+ So sánh ( như )
+ Tính từ + từ láy
+ Ẩn dụ ( đường vàng )
Tác dụng : So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

14 tháng 9 2023

Phân tích các từ ngữ: ghé mắt, trông ngang, kì, cheo leo, đây, đổi phận làm trai,…

 
31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ 1.

- Chú ý những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến.

Lời giải chi tiết:

* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng:

+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.

+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu => sự hiểm trở.

+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc:

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

- Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bình.

- Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách.

- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.

7 tháng 5 2023

* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng:

+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.

+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu => sự hiểm trở.

+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc:

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.

+) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

- Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bính.

- Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách.

- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.