Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng. (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)Câu...
Đọc tiếp
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng.
(Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
Câu 1:
a, Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ rõ đại từ nhân xưng trong khổ thơ trên?
b, Theo nhà thơ, món quà tình cảm nào chỉ có mẹ mới đem lại được cho trẻ?
Câu 2: Em hãy xác định một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng ?
Câu 3: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này sẽ thay thế cho lời ru của mẹ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Tham khảo!
Trên trái đất, những đứa trẻ sinh ra trước tiên; để cho trẻ em được vui chơi, được yêu thương... nên mới sinh ra bầu trời, sông biển, cỏ cây, hoa lá, ông bà...
+ Đoạn thơ đã dần tiếp nối mạch thơ ấy: để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra.
+ Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, bờ sông bãi vắng...
-> Lời ru của mẹ thấm những nhọc nhằn, đắng cay bởi mẹ nuôi con bao vất vả khó nhọc. Nhưng lời ru của mẹ cũng chứa chan hạnh phúc, niềm vui (cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng).
-> Con sinh ra được hưởng tất cả những điều tốt đẹp, những tình cảm yêu thương nhất; cả thế giới là để dành cho con trong đó có mẹ.
Tham khảo:
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay viết cho thiếu nhi, đặc biệt là những bài thơ viết cho cậu con trai khi còn đang nằm trong bụng mẹ, viết cho bé khi con bắt đầu đi học... Nhưng khoảnh khắc đáng nhớ ấy đều được mẹ Xuân Quỳnh ghi lại để dành tặng cho con. Và có lẽ trước câu hỏi ngộ nghĩnh đầy chất thơ của cậu con trai bé bỏng, nữ thi sĩ đã sáng tác bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa.
Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống, cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...”.
Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần còn về sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ.
Khổ thơ tiếp theo, tác giả lí giải nguồn gốc của những lời hát ru. Lời hát ru có từ đâu, tại sao trẻ nhỏ yêu thích nó...là những câu hỏi vô cùng thú vị. Nhưng chắc chắn một điều mẹ là người đã mang lời hát ru đến cho bé. Các điệp từ “từ” đứng đầu các câu thơ tiếp theo là sự khẳng định mạnh mẽ sự ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng...”. Tất cả những điều dễ thương đó đều có xung quanh bé, hàng ngày bé vẫn được nhìn, được nghe và thưởng thức. Thế là bé không thắc mắc nữa. Bé biết lời ru có từ đâu rồi. Trong lời ru không chỉ có ca từ mà mẹ còn mang vào đó tất cả âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên cho con cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru. Lời hát sẽ theo con đi suốt cuộc đời dù con đã lớn khôn. Trên từng chặng đường về sau, không có mẹ ở bên, mỗi lần con vấp ngã sẽ có lời ru ở bên vỗ về, an ủi như mẹ từng nắm tay con đi hồi còn nhỏ. Lời ru cũng như mẹ, được sinh ra cùng lúc. Mẹ có mặt để cho bé, lời ru cũng dành cho bé, tất cả đều cho bé. Đó là thông điệp ngắn gọn và sâu sắc nhất mẹ muốn gửi đến bé yêu của mình, mong sau này khi lớn lên bé sẽ hiểu được lòng mẹ.
Câu hỏi của bé còn nhiều lắm và mẹ còn giải thích cho bé thật nhiều nhưng hơn hết bé biết mẹ có mặt trên cuộc đời là vì ai. Qua đó, ta càng thấy những dòng thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh thật ý nghĩa.