Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khao:
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.
Dân cư:
+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).
+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm > 70,9 năm).
+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% > 23,6%).
- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).
- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:
+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...
+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...
+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:
+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.
Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Đa dạng về văn hoá.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Trung du miền núi Bắc Bộ
1.Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện Khó khăn:
- Dân trí chưa cao
- Nhiều dân tộc thiểu số
- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối
- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực
- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.
Đồng Bằng Sông Hồng
* Thuận lợi:
- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế
- xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.
- Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.
+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.
+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.
* Khó khăn:
- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.
- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….
Bắc Trung Bộ
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…
+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).
+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.
+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.
Đồng bằng sông Hồng
Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.
Khí hậu:
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Tài nguyên khoáng sản:
- Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tài nguyên biển:
- Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.
- Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
Tài nguyên đất đai:
- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
Tài nguyên sinh vật:
- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.
Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Đa dạng về văn hoá.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Vị trí địa lý
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
- Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.
- Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
- Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
- Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.