Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Âu Lạc đã bị xâm chiếm và sáp nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc. Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài 10 thế kỷ đã không bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam.
Tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm, đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức Đảng và Nhà nước.
Văn Lang , Âu Lạc
- Kinh tế: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Thế kỉ I - thế kỉ VI
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
Sự mở rộng lãnh thổ của nước ta từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là một quá trình quan trọng trong lịch sử đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã khám phá, chiếm đóng nhiều vùng đất ở phía nam, đặc biệt là miền Trung và miền Nam. Sự mở cửa các cảng biển cùng quá trình thương mại với các quốc gia phương Tây đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, quá trình này cũng đòi hỏi sự đấu tranh và xây dựng hạ tầng để bảo vệ cũng như duy trì quyền kiểm soát. Điều này đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đóng góp vào phong cách sống của người dân ở các vùng đất mới. Phía nam của nước ta đã trở thành một phần quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào phần kinh tế và văn hóa của đất nước.
Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến thế kỷ X:
Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).
Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
Đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Âu Lạc đã bị xâm chiếm và sáp nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc. Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài 10 thế kỷ đã không bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam.
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vượt qua khó khăn, đi vào vào con đường phát triển và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm, đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức Đảng và Nhà nước.