nêu ý nghĩa lịch sử về cây đa tân trào và đình tân trào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông.
Dưới bóng cây đa này, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
Nếu bạn muốn biết thêm thì goggle thẳng tiến bạn nhé
sdahkfgtedygxuwasietduiaedch song hãy khóa nic của tôi
Chiến khu Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu).
Tân trào là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là nơi Bác Hồ và các chiến sĩ đã trải qua những ngày tháng thiếu thốn cùng cực và đầy gian truân, thử thách. Tân Trào là một xã của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có núi Hồng và sông Phó Đáy bao bọc. Nơi đây được biết đến là Thủ đô kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu di tích lịch sử Tân Trào gồm có 17 di tích, với các địa danh nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, đình Tân trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào,…
Lán Nà Nưa ( lán Nà Lừa) là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Căn lán được làm theo kiểu nhà sàn, lợp lá cọ màu nâu xỉn, dưới các tán cây rậm rạp, đảm bảo bí mật lại gần dân. Lán có hai gian nhỏ, gian trong là nơi bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc. Khó ai có thể tin rằng chỗ ngủ của Bác chỉ là một cái giường làm bằng tre vầu, giống như chiếc chõng. Trong những năm tháng cực khổ ấy, Bác đã sống và làm việc trong căn lán nhỏ chưa đầy 12 mét vuông này. Cũng chính tại nơi đây, vào một đêm cuối tháng 7-1945, giữa hai trận sốt rét, Bác đã nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp như người cha tin yêu căn dặn người con phải ghi long tạc dạ câu nói này, và đây cũng chính là câu nói bất hủ của Bác Hồ: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”. Giữa cơn đau ốm “thập tử nhất sinh”, Bác vẫn quên mình vì dân vì nước, vẫn lo cho cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới. Thật cảm động biết chừng nào! Có ở bên cạnh Bác, có cùng Bác trải qua những năm tháng cực khổ muôn phần đắng cay mới thấu hiểu hết tình yêu thương dân tộc và đức hy sinh cao cả ở Người.
Đến với Đình Tân Trào em được biết đến cũng nằm trong quần thể di tích ấy. Đình được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ ba gian hai chái, sàn lát ván, là nơi hội họp, sinh hạt văn hóa của dân làng. Mái đình Tân Trào không chỉ ghi dấu những sự kiện lịch sử trong thời kì cách mạng mà còn ghi dấu những sự kiện sâu sắc trong thời kì hòa bình. Vào ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào, thăm lại mái đình Tân Trào- nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1km trên đường đi Sơn Dương. Nơi đây còn được biết đến là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kì kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực “ An toàn khu cuả Trung ương đóng ở Tân Trào.
Cây đa Tân Trào cách đình tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Chính tại nơi này, 69 năm về trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm lễ xuất quân tiến về Hà Nội và giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám- 1945.
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
( Việt Bắc- Tố Hữu)
Có thể nói, chuyến đi trải nghiệm ở khu di tích lịch sử Tân Trào đã để lại cho chúng em những bài học thực tế quý giá. Được tận mắt chứng kiến nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong suốt thời kì kháng chiến, mỗi người như được sống lại cùng những giây phút vẻ vang của dân tộc. Chúng em tự hứa với mình rằng sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tiếp bước cha anh, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
câu 1 tham khảo
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuậnNgày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà LânTrên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)
Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sangĐạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông QuanĐạo thứ ba, tiến thẳng về Đông QuanNghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặtNghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công
1. link nàynhé : https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_khu_T%C3%A2n_Tr%C3%A0o
Thaam khảo:
Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Di tích cây đa Tân Trào: chiều ngày 16/8/1945, tại địa điểm này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Uỷ ban Khởi nghĩa Toàn quốc đọc Bản Quân lệnh số 1 và hạ lệnh xuất quân tiến về Hà Nội.
Di tích đình Tân Trào: đình Tân Trào là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17/8/1945) - đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta.
Di tích đình Hồng Thái: đình Hồng Thái là địa điểm dừng chân đầu tiên của Bác Hồ khi từ Pắc Bó về Tân Trào (ngày 21/5/1945). Địa điểm này cũng là trụ sở của Ban Bảo vệ An toàn khu, của bộ phận tiếp tế và là nơi đón tiếp đại biểu về dự các hội nghị của Đảng.
Cụm di tích trụ sở Phân khu Nguyễn Huệ: tháng 3 năm 1945, Khu uỷ Phân khu Nguyễn Huệ được chuyển về thôn Ao Búc, xã Trung Yên. Tại đây, Khu ủy đã quyết định thành lập chính quyền cách mạng (ngày 10/3/1945) và thành lập Uỷ ban Lâm thời Châu Tự Do - chính quyền cách mạng đầu tiên trong cả nước (ngày 16/3/1945).
Tham khảo:
Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Cây đa Tân Trào, đỉnh Tân Trào:
- trở thành trái tin, là biểu tượng của chiến khu Việt Bắc. là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ, là một phần không thể tách rời trong tổng thể không gian đình làng.
- là nơi giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.
- Không chỉ là biểu tượng cách mạng của Thủ đô khu giải phóng mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.