nhan xet ve tinh hinh phat trien kinh te xa hoi cac nuoc chau a?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những việc làm của nhà trần đẻ phục hồi kinh tế là:
- nông nghiệp: đắp đê, khai khản đất hoang
-Thủ công nghiệp: sản xuất vật dụng phục vụ cho triều đình, nhà nước sản xuất thủ công nghiệp phục vụ nhân đân
-thương nghiệp: mở rộng các hệ thống buôn bán ở trong và ngoài nước
2) đắp đê để phát triển nông nghiệp, ngăn chặn việc lũ lụt ruộng vườn, phá hoại mùa màn. Làm kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no
3) Thủ công nghiệp thời trần đang từng bước phát triển
4.- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu và gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á:
a. Đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.
- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
- Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Kinh tế xh: Phù hợp vs ngành nông nghiệp: trồng lúa nc, chăn nuôi trồng trọt :vv...
-Dân cư: Điều kiện thuận lợi như vậy -> dân cư sẽ tập trung đông (hơn 50%dân số thế giới tập chung ở Châu Á)
=> gây ra
Khó khăn:
– Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp....càng ngày càng có nhiều khu nhà ổ chuột
Các DTTS ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, suốt dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của Tổ quốc. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần dân tộc không phải là một cộng đồng riêng rẽ, biệt lập về chính trị-xã hội, mà là bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Các thành phần dân tộc cư trú đan xen lẫn nhau và phân tán trên mọi vùng miền của đất nước, không có lãnh địa riêng biệt của từng dân tộc. Dân số các DTTS ở nước ta chỉ chiếm trên 14% dân số nhưng cư trú ở những vùng đất rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích cả nước, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, địa bàn chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta thì đoàn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên suốt trong mọi thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta trong những giai đoạn khác nhau, nhưng đều có chung một vận mệnh lịch sử. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc, cũng như của cả cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển.
Các DTTS ở Việt Nam có vai trò rất to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua đã khẳng định, các DTTS là một lực lượng cơ bản, không thể thay thế trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các DTTS ở nước ta ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong lịch sử, các DTTS luôn là lực lượng che chắn, là "phên giậu", thường xuyên phải chống lại những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm bờ cõi của kẻ thù. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của các triều đại phong kiến, đều có sự đóng góp sức người, sức của rất to lớn của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến khu Việt Bắc, vùng rừng núi miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ... không những là căn cứ vững chắc của cách mạng, mà còn là nơi chứng kiến những thất bại cuối cùng của kẻ thù. Ngày nay, sự vững mạnh về an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các DTTS, có ý nghĩa quan trọng đến thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã ban hành và thực hiện rất nhiều chính sách nhằm phát triển mọi mặt đời sống, xã hội đồng bào DTTS. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở nước ta ngày càng được cải thiện. Các quyền cơ bản của đồng bào DTTS về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc y tế... được đảm bảo.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan, đời sống của đồng bào DTTS ở nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, còn có khoảng cách đáng kể so với dân tộc đa số, giữa miền xuôi và miền ngược. Việc thể chế quyền của DTTS bằng pháp luật cũng như cơ chế thực hiện quyền của DTTS còn không ít bất cập. Hiện nay, vùng DTTS vẫn là những vùng nghèo, lạc hậu nhất nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp.
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chúng ta cần quán triệt thực hiện các giải pháp về cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật về DTTS như sau:
Xác định công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo các quyền các DTTS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, vai trò nòng cốt thuộc trách nhiệm của cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội và Chính phủ, được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở. Giữa các cơ quan cần có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc đảm bảo các quyền của DTTS.
Trước hết, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động đồng bào tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ra sức xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.
Cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương xuống địa phương cần quán triệt, tuyên truyền để mỗi cán bộ và nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của địa bàn DTTS và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng, Nhà nước, cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện công tác dân tộc đối với sự phát triển của đồng bào DTTS trên cả nước.
Bên cạnh đó, tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyến địa phương trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của ngành công tác dân tộc, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi, vì vậy, cần quan tâm đến chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi. Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo được ban hành. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, trước hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn (vùng "lõi nghèo"), tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân cấp cho cơ sở, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư,... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.
Một giải pháp đặc biệt quan trọng là, điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc. Tập trung xây dựng, củng cố toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc và miền núi. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS tại chỗ.
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm "nóng" về an ninh trật tự ở vùng dân tộc và miền núi. Tích cực chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc. Từng bước xây dựng, tiến tới hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở vùng DTTS và miền núi. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi được hưởng thụ những thành tựu của sự phát triển do công cuộc đổi mới đem lại.
Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích người dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS...
Đại tá Nguyễn Văn Hướng (Cục An ninh xã hội, Bộ Công an)
Nông nghiệp:
-Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
-Sản lượng lúa gạo chiếm 93% thế giới.
-Lúc trước có những nước thường xuyên thiếu hụt lương thực nay đã thừa để xuất khẩu (Trung quốc,Ấn Độ)
-Có những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhât svaf thứ hai thế giới (Thái Lan,Việt Nam).
Công nghiệp:
-Đa dạng nhưng chưa đều.
-Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
-Những nước phát triển cao như Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo,Ấn Độ.
-Những nước phát triển thấp như Lào,Mianma,....
Dịch vụ:Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo là những nước có trình độ phát triển.
* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;
11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và
14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.