K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Ai giup minh voi a mai thi roi

13 tháng 1 2018

b​ạn​ mở​ bài​ 7 và 8 nhavui

29 tháng 12 2019

Nông nghiệp:

-Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

-Sản lượng lúa gạo chiếm 93% thế giới.

-Lúc trước có những nước thường xuyên thiếu hụt lương thực nay đã thừa để xuất khẩu (Trung quốc,Ấn Độ)

-Có những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhât svaf thứ hai thế giới (Thái Lan,Việt Nam).

Công nghiệp:

-Đa dạng nhưng chưa đều.

-Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.

-Những nước phát triển cao như Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo,Ấn Độ.

-Những nước phát triển thấp như Lào,Mianma,....

Dịch vụ:Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo là những nước có trình độ phát triển.

29 tháng 12 2019

ko có gì

29 tháng 9 2018

Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á:

a. Đặc điểm địa hình:

- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.

- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.

- Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

1 tháng 10 2018

- Kinh tế xh: Phù hợp vs ngành nông nghiệp: trồng lúa nc, chăn nuôi trồng trọt :vv...

-Dân cư: Điều kiện thuận lợi như vậy -> dân cư sẽ tập trung đông (hơn 50%dân số thế giới tập chung ở Châu Á)

=> gây ra

Khó khăn:

– Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Không gian cư trú chật hẹp....càng ngày càng có nhiều khu nhà ổ chuột

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 1 2021

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

15 tháng 1 2018

Câu 1

Hỏi đáp Địa lý

15 tháng 1 2018

* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

3 tháng 1 2019

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.

3 tháng 1 2019

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

19 tháng 3 2019

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

TL
13 tháng 7 2020

Câu 2 :

Ý 1 tự làm

Ý 2:

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ kéo dài,nhiều vĩ độ

- Địa hình đa dạng

-> Tranh chấp về hoàn lưu khí quyển.

TL
13 tháng 7 2020

Câu 1:

Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

+ Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu-Hoạt.

+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít oxi.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.

+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

+ Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.

+ Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại.

+ Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

+ Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất

13 tháng 12 2016

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

 

13 tháng 12 2016

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.