K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:Ngữ liệu 1:Ông lão gắt lên:- Biết rồi!Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. Ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờntrên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàngnổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà.- Thế nhưng người ta đồn trên này người ta không chứa những người chợ Dầu nữa thầynó ạ.Nghe ngóng một...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
Ngữ liệu 1:

Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. Ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn
trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng
nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà.
- Thế nhưng người ta đồn trên này người ta không chứa những người chợ Dầu nữa thầy
nó ạ.
Nghe ngóng một chút, không thấy chồng trả lời, bà lão lại cúi xuống lầm bầm tính. Nét
mặt bà lặng đi, chịu đựng và nhẫn nhục. Bên gian bác Thứ đã ngủ từ lâu, chung quanh
đều im lặng… Một vài tiếng chó nhúc nhắc sủa phía xa, và có tiếng trẻ khóc văng vẳng
trong tiếng gió. Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại
trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như
không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì
vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. 
(Trích Làng-Kim Lân)
Ngữ liệu 2:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận)
Câu 1:
a) Nội dung của đoạn ngữ liệu a là gì? Nêu tình huống của truyện ngắn này? 2đ
b) Chỉ ra hình thức đối thoại, độc thoại có trong ngữ liệu và cho biết nó có tác dụng gì
trong việc trần thuật nội dung câu chuyện? 2đ

Câu 2:
a) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cho trong ngữ liệu b? Kể tên một tác phẩm
khác đã học có cùng hoàn cảnh ra đời? 2đ
b) Có ý kiến cho rằng tác Huy Cận là nhà thơ nhạy cảm với không gian vũ trụ. Em
nghĩ gì về ý kiến này? Hãy tìm những hình ảnh, chi tiết trong đoạn thơ để chứng
minh. 2đ
c) Xác định và nêu tác dụng một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn b? 2đ

Mọi người giúp em với ạ, em đang cần gấp

 

0
9 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A

12 tháng 7 2018

- Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai

- Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp

    + Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp

    + Các lời thoại tiếp theo của bà Hai được ông Hai đáp cụt lủn: gì, biết rồi

→ Qua đoạn hội thoại giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai

30 tháng 10 2019

- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng

"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang

→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý

PHẦN I (6,5 điểm): Đọc kĩ đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:“Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ...Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô...
Đọc tiếp

PHẦN I (6,5 điểm): Đọc kĩ đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ...

Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:

- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”

        (Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Những ngữ liệu trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.

Câu 2. Dựa vào lời giới thiệu của bác lái xe, em hãy trình bày ngắn gọn về tình huống truyện và ý nghĩa của việc xây dựng tình huống đó?

Câu 3. Xét về cấu tạo, từ “ vội vã” trong câu in đậm trên thuộc loại từ gì? Đặt trong ngữ cảnh, sự “ vội vã” đó giúp chúng ta hiểu thêm điều gì về tâm trạng của bác lái xe?

Câu 4: Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn tổng – phân - hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật “cô độc nhất thế gian” được bác lái xe nhắc tới trong ngữ liệu trên. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép thế (gạch chân – chú thích)

Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn 9, em được học tác phẩm nào cũng viết về tinh thần lao động hăng say của nhân dân ta khi bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới? Ghi rõ tên tác tác giả.

0
Cảm nhận về nhân vật Ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: -Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại…[….] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng[…] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến...
Đọc tiếp

Cảm nhận về nhân vật Ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: -Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại…[….] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng[…] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: -Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là nhưngc người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?... (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr.165-166) (5 Điểm) KHÔNG COPPY NHA 

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Vợ nhặt, Kim Lân

Câu 1: Nêu nội dung chủ yếu của đoạn văn 

Câu 2: Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật

Câu 3: Cụm từ "Còn mình thì..." có ý nghĩa gì?

Câu 4: Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn suy nghĩ về tình mẫu tử

4
9 tháng 9 2023

Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) “nhặt” được vợ.

9 tháng 9 2023

Tham khảo
Câu 2: Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, ăn nên làm nổi
 – Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa người mẹ thương con thật được diễn tả thật chân thực.

 

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”

Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và chỉ thấy vài sợi rong biển. Buồn quá, ông lão kéo lần hai và càng thất vọng vì lưới không có gì. Sau lần kéo thứ ba, ông lão chỉ bắt được con cá vàng nhỏ. Cá van xin: “Xin ông lão tha cho tôi rồi ông muốn gì cũng được”.

“Tôi chẳng cần gì cả.” – Ông lão nói và thả cá về biển sâu.

Về đến nhà, ông thuật lại câu chuyện cho bà nghe. Bà vợ trợn mắt lên: “Ông không thấy cái máng lợn nhà mình hỏng rồi à? Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.”

Ông lão lóc cóc quay lại biển và xin cá vàng cái máng mới. Cá vàng cười nói: “Ông cứ về đi.”

Ông lão về và thấy mụ vợ ngồi bên cái máng mới. Bà vợ lại quát ông lão: “Ông không thấy cái lều nhà mình rách nát rồi hả? Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!”

Ông lại lóc cóc quay về biển. Lần này, biển đắm chìm trong những cơn sóng lăn tăn. Ông lại xin cá vàng ngôi nhà và khi về đến nơi, ông lão thấy một ngôi nhà rất khang trang, đẹp đẽ. Bà lại không vừa lòng, bắt ông lão xin cho mình làm hoàng hậu và ông lão lại ra biển xin cá vàng. Về đến nhà, ông thấy bao nhiêu là quân lính đang hầu hạ bà.

Chán cảnh ăn không ngồi rồi, bà lại lôi cổ ông và bảo ông bắt cá vàng về, biến mình thành Long Vương cai trị biển cả. Ông lão lại ra biển và xin cá cho bà làm Long Vương. Cá không nói gì, quay trở về biển cả mù mịt sương gió. Về đến nhà, ông lão chỉ thấy bà lão ngồi bên máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát.

(Nguyễn Duy Nhật Huy – học sinh lớp 4A1, Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Cá van xin ông lão điều gì?

A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được.

B. Xin ông đừng giết vì còn một đàn con đang đói.

C. Xin ông cho lên bờ sống.

D. Xin ông đừng làm hại các loài cá ở biển.

12
14 tháng 9 2018

Đáp án A

2 tháng 3 2021

Mk chọn đáp án A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: - Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để. - Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166)

Câu 1: Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

59

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

19 tháng 11 2021

Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Hình ảnh ngọn lửa (cụ thể hơn là bếp lửa) được dùng với ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin vô cùng dai dẳng, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài… Điệp ngữ một ngọn lửa nhấn mạnh, nổi bật tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, sưởi ấm trái tim bé bỏng của cháu. Như thế, hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.