K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,... Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.

21 tháng 8 2019

DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI, XẢ RÁC BỪA BÃI
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: rác thải đang là thực trạng đáng lo ngại của nước ta hiện nay.
2.TH N BÀI:
Nêu thực trạng:
Rác thải được vứt bừa bãi mị nơi, mọi lúc trong công viên, trên vỉa hè hay vứt xuống ao hồ…
Nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa hiểu biết hết tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người.
Tác hại: đã gây nên hậu quả xấu với cảnh quan, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng, tạo nên các loại dịch bệnh…
Biện pháp khắc phục: tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân, xây dựng các nhà máy tái chế rác thải…
3.KẾT BÀI:
Bài học cho tất cả mọi người phải có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

21 tháng 8 2019

Tham khảo:

a. Giải thích
 Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất.
 Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.

b. Thực trạng
 Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, …
 Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm.
 Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu, …
c. Nguyên nhân & hậu quả
 Nguyên nhân:
+ Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,…
+ Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
+ Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo.
 Hậu quả:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước…)
+ Cạn kiệt tài nguyên sinh vật, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
+ Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch, ...
d. Giải pháp
 Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm.
 Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
 Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm...
e. Bài học & liên hệ bản thân
 Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống.
 Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường.

11 tháng 2 2020

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.

Không chỉ vậy, thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn từ lục địa đổ vào các đại dương mỗi năm. Còn theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ khiến chúng ta không khỏi giật mình khi biết, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.

Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:A/Mở bài- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận- Trích đề (nếu có)B/Thân bài:- Bước 1: Giải thích+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng...
Đọc tiếp

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)

*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:

A/Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Trích đề (nếu có)

B/Thân bài:

- Bước 1: Giải thích

+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)

+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó

- Bước 2: Phân tích, lý giải, bàn luận (trả lời cho câu hỏi tại sao)

+ Nếu là hiện tượng tích cực thì nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng

+ Nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại và hậu quả của hiện tượng

+ Chỉ ra nguyên nhân, tác hại cụ thể cũng như biện pháp, giải quyết hiện tượng đó

- Bước 3: Bàn luận, mở rộng

+ Phê phán, bác bỏ những hiện tượng xấu, chưa tốt

+ Ca ngợi, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn

- Bước 4: Bài học nhận thức và hành động

C/Kết bài:

- Khẳng định lại khái quát vấn đề cần nghị luận

- Lời nhắn nhủ với mọi người

0
4 tháng 4 2022

REFER

ợi ích to lớn, đóng vai trò quan trọng trong sự sống của loài người. Tuy nhiên hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng, nhận được sự quan tâm và lo lắng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là một tình trạng mà tất cả những yếu tố tự nhiên đã và đang bị nhiễm các chất cặn bẩn, chất độc hại, có hại với sức khỏe con người. Với môi trường đất đai, con người sử dụng những chất thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,….

Tuy diệt được các loài có hại nhưng những sinh vật có ích cũng bị nhiễm độc thuốc ảnh hưởng theo, làm đất bị thoái hóa trầm trọng, đặc biệt là Việt Nam tình trạng này còn trầm trọng hơn khi ngoài việc phun thuốc hóa học để chống sâu bệnh hại quá liều mà do tỉ lệ dân số nước ta khá cao so với diện tích đất khiến cho diện tích đất trồng đang bị thu hẹp lại.

Với môi trường nước, các nhà máy hoạt động thải chất bẩn ra các con sông mà không xử lý, gây nhiễm độc nước làm nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt. Trong đó phải kể đến sự việc cá chết hàng loạt vào năm 2016 nhà máy Formosa thải chất thải trực tiếp xuống sông khiến các vùng biển Vũng Áng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị nhiễm độc nặng, ảnh hưởng đến công việc ngư dân và đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, việc phun thuốc hóa học không chỉ làm đất bị suy thoái, mà còn gây ô nhiễm nguồn nước khi phun thuốc trước hoặc sau các ngày mưa làm thuốc hóa học theo đất đổ ra các con sông, đồng thời khí độc trong thuốc bay hơi sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí. Môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý.

Đặc biệt tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề phải kể đến thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc khi người dân Trung Quốc gần như không thấy mặt trời, ra đường luôn phải đội mũ bảo hộ. Đây quả thực là một tình trạng hết sức nguy cấp và có dấu hiệu gia tăng khi khí hậu đang dần biến đổi, vùng Bắc cực có dấu hiệu băng tan.

Tình trạng ô nhiễm gây ra rất nhiều tác hại mà không chỉ sinh vật, con người sẽ là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Với sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường gián tiếp gây ra những căn bệnh nguy hiểm khi họ ăn phải hoặc uống, sử dụng phải nguồn nước nhiễm độc, sinh vật chết do nhiễm chì nặng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt Việt Nam ta hiện nay đang là nước đứng thứ hai thế giới vì tỉ lệ người bị mắc bệnh ung thư.

Với tâm lý xã hội, hiện tượng này sẽ gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người dân, làm tổn hại nền kinh tế khi họ phát bệnh nặng khi sử dụng những nguồn nước và thực phẩm không đảm bảo, khiến chi phí chữa bệnh vô cùng lớn, làm ảnh hưởng đến lương tháng, công việc của họ.

Vậy tại sao môi trường lại ô nhiễm đến như vậy? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết về khách quan, nước ta chưa có sự đầu tư cao cho các công tác bảo vệ môi trường, chất thải sinh ra từ các khu sinh hoạt , khu công nghiệp nhà máy quá nhiều đến mức không xử lý được hết, những phần dư sẽ tích tụ và gây nên ô nhiễm, hay tại các phố đông người phân bố thùng rác không hợp lý, hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên làm quá trình ô nhiễm bị đẩy lên cao hơn.

Tuy nhiên, yếu tố khách quan là một phần nhưng yếu tố chủ quan lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm quá mức trầm trọng bởi nếu có ý thức bảo vệ môi trường, con người hoàn toàn có thể khắc phục được những nguyên nhân khách quan, nhưng hầu hết người dân chưa thực sự ý thức được về tác hại mà những tác động dù nhỏ nhất của họ vẫn có thể dẫn đến sự ô nhiễm, nhiều người vứt rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định, sử dụng nhiều túi nilon, rác thải nhựa như ống hút, cốc nhựa,…

Bởi các chất thải nhựa mất đến hơn một thế kỷ mới có thể phân hủy, việc sử dụng đồ nhựa cũng khiến người dân bị nhiễm độc nhựa hay lạm dụng các chất hóa học bởi chúng “tiện”, những nhà máy cũng vì cái “tiện” mà không qua xử lý thải chất độc hại ra môi trường

Có biện pháp nào hạn chế được tác hại mà ô nhiễm môi trường gây ra hay không? Câu trả lời là có, nước ta nên có thêm những chính sách đầu tư cho các chiến dịch, công tác bảo vệ môi trường, địa phương tại các nơi thường tụ tập hoặc có đông người đi lại nên phân bổ thùng rác hiệu quả và thường xuyên vệ sinh chúng hay tạo ra ngày môi trường, vận động người dân đi xe đạp, xe điện.

Ngoài ra, bạn có thể tuyên truyền cho người dân biết về tác hại môi trường ảnh hưởng thế nào đến lợi ích của họ và gia đình, nâng cao ý thức hạn chế sử dụng đồ nhựa, sử dụng các chất hóa học, các nhà máy nên đầu tư mua các trang thiết bị lọc chất thải tối tân, hiện đại để bảo vệ môi trường.

Tuy vậy, để thực hiện được những giải pháp trên cần một quá trình lâu dài và cần sự nhận thức của tất cả mọi người rằng nên vì lợi ích chung sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, không nên vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến cuộc sống của những người khác những sinh vật đã và đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường.

Như vậy, ô nhiễm môi trường quả là một tình trạng đáng lo ngại, là hiểm họa đối với cuộc sống sức khỏe con người nói chung và hành tinh Trái Đất nói riêng.

Là học sinh, mỗi chúng ta nên là những người biết sống xanh, biết bỏ rác đúng nơi quy định, chúng ta phải thật sự thay đổi thì người khác mới có thể thay đổi, tự trau dồi những kiến thức về môi trường để tuyên truyền và vận động những người xung quanh chúng ta

4 tháng 4 2022

refer

 

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon - những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

 
19 tháng 3 2022

giúp mình đi các bạnnnnn

19 tháng 3 2022

: https://123docz.net/document/6920385-suy-nghi-ve-cau-noi-con-nha-nguoi-ta.htm

28 tháng 3 2022

Nỗi sợ hãi và lo lắng về vi-rút corona là có thật. Nhưng đó không phải lý do để kỳ thị toàn bộ các nhóm người. Mặc dù nguồn gốc lây lan của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng căn bệnh này không liên quan đến bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào.

Hành động kỳ thị mọi người vì họ đến từ nơi bắt nguồn đại dịch là hành vi sai trái và không giúp quý vị được an toàn hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm vi-rút corona. Các nhóm người bị kỳ thị phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần khi chúng ta để sự sợ hãi, thù hận, kỳ thị và thông tin xấu tác động đến các hành động của chúng ta. Chúng ta phải thận trọng với ngôn ngữ xấu và tránh dùng trong khi phát ngôn.

Giữ vững sự kiên cường cho cộng đồng của chúng ta trong suốt giai đoạn khó khăn này. Loại bỏ sự kỳ thị 

Nỗi sợ hãi và lo lắng về vi-rút corona là có thật. Nhưng đó không phải lý do để kỳ thị toàn bộ các nhóm người. Mặc dù nguồn gốc lây lan của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng căn bệnh này không liên quan đến bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào.

Hành động kỳ thị mọi người vì họ đến từ nơi bắt nguồn đại dịch là hành vi sai trái và không giúp quý vị được an toàn hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm vi-rút corona. Các nhóm người bị kỳ thị phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần khi chúng ta để sự sợ hãi, thù hận, kỳ thị và thông tin xấu tác động đến các hành động của chúng ta. Chúng ta phải thận trọng với ngôn ngữ xấu và tránh dùng trong khi phát ngôn.

Giữ vững sự kiên cường cho cộng đồng của chúng ta trong suốt giai đoạn khó khăn này. Loại bỏ sự kỳ thị trong những lời nói và hành động của quý vị.

Không ai có lỗi khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết để chấm dứt đại dịch này. Đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở lẫn nhau làm thế nào để trở thành những người hàng xóm tử tế:

Hãy lên tiếng khi quý vị thấy người khác bị đối xử không tốt.

những lời nói và hành động của quý vị.

Không ai có lỗi khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết để chấm dứt đại dịch này. Đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở lẫn nhau làm thế nào để trở thành những người hàng xóm tử tế:

Hãy lên tiếng khi quý vị thấy người khác bị đối xử không tốt.