hãy viết bài thơ lục bát
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người đi đã mấy giao mùa
Mộng trăng sáng tỏ ai mua nửa vầng
Gieo vần gửi đám tre măng
À ơi trưa sớm mấy tầng mây treo
Mạ non tuổi tím lưng đèo
Tìm cung đàn cũ ta leo gió đùa
Mái chèo tình ái xin mua
Nợ thêm một nửa giao mùa trôi qua
Tóc mây trắng nửa mái nhà
Ơ ầu tìm lại tuổi hoa đã tràn
Lối về tím rụng hoa xoan
Tím xưa heo hắt dựa màn sương khuya
dao tat thanh
1, Thơ Về Cha: Thương Cha
Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm,một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh
Bàn tay khô, cứng, sỏi, sành
Ôm con mưa, nắng, dỗ dành, chở che
Cha là chiếc võng trưa hè
Ru con ngon giấc tuổi thơ ngọt ngào
Cha là những hạt mưa rào
Cho con uống mát biết bao nhiêu lần
Giờ đây con đã lớn khôn
Công cha như núi Thái Sơn trong lòng!!!
(Lê Thế Thành – Thơ lục bát ý nghĩa viết về cha)
2, Thơ Viết Về Cha: Tình Cha
Đường xa heo hút dặm ngàn
Đời cha vất vả gian nan thác ghềnh.
Nhiều khi cuộc sống bấp bênh
Nẻo nào cha đến cũng lênh đênh thuyền…
Khó khăn đeo bám chẳng yên.
Đi tìm cơm áo kiếm tiền nuôi con.
Con bây giờ đã lớn khôn
Thương cha, lòng dạ héo hon nỗi sầu.
Cha già hay ốm hay đau
Lắm khi ngã bệnh, con đâu có gần…
Biết cha lo lắng trăm phần
Khi con xa hẳn người thân… ruột rà
Ước gì về được hôm qua
Về đây có mẹ có cha ngóng chờ…
(Thương Giang – Thơ lục bát về tình cha cảm động)
- Chùm thơ báo hiếu cha mẹ mùa Vu Lan
3, Thơ Về Cha Ý Nghĩa: Tình Cha
Cha đi trước con theo sau
Mỗi ngày một bước dài lâu rõ đường
Nhờ cha hiểu biết quê hương
Chông gai lịch sử phố phường khi xưa
Bài toán số học vặn vừa
Thấm vào thuở bé cũng chưa phai mờ
Nét chữ hoà vận câu thơ
In vào tâm trí đợi chờ thời gian
Vượt qua khổ ải nguy nan
Miếng cơm manh áo để dành cho con
Mái đầu bạc phiếu héo hon
Ngọn đèn trước gió đâu còn hôm nay
Tiếc thương khoé mắt mi cay
Tình cha nghĩa mẹ đong đầy thiêng liêng
(Đoàn Minh Hợp – Thơ lục bát về tình cha đầy cảm xúc)
tham khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Tham khảo
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
THAM KHẢO:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chị tham khảo ở đây ạ :
Cách làm thơ lục bát hay và các bài thơ lục bát tự sáng tác - META.vn
Vườn kia cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.
Hương thơm bay khắp gần xa
Quả thơm mát ngọt phần bà của em.
công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
1 lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
+ Hình ảnh “tiếng suối”.
+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.
- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.
- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Bài làm
Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.
Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.
Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”
Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.
Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.
Tham khảo!
Vườn xuân hoa nở muôn màu
Tỏa hương thơm ngát dạt dào ngất ngây
Ong vờn bướm lượn vui say
Thi nhân ghé lại tháng ngày lãng quên.
Tham Khảo
Người đi theo gió đuổi mây
Tôi buồn nhặt nhạnh tháng ngày lãng quên
Em theo hú bóng kim tiền
Bần thần tôi ngẫm triền miên thói đời.