Phân tích biện pháp nghệ thuật tương phản trong tuyện “Sống chết mặc bay”, thể hiện ở hai cảnh: cảnh người dân hộ đê và cảnh quan phủ chơi bài. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng phép tương phản đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Cảnh người dân hộ đê | Cảnh quan phủ chơi bài |
Địa điểm: ngoài trời mưa tầm tã, nước dâng cao. | Địa điểm: trong đình vững chãi. |
Không khí: nhốn nháo, căng thẳng… | Không khí: nghiêm trang,tĩnh mịch... |
Hình ảnh người dân: đội mưa, ướt như chuột, đói rét kiệt sức. | Quan phụ mẫu: ung dung, chễm chện ngồi… |
Dụng cụ: thuổng, cuốc, vác tre, đội đất, … |
Đồ dùng: bát yến, tráp đồi mồi, cau đậu, rễ tía… |
Việc làm: kẻ đội đất,kẻ vác tre nào đắp nào cừ |
Việc làm: đánh tổ tôm. |
Kết quả: đê vỡ: nước tràn lênh láng nhà cửa trôi, người chết… |
Kết quả: quan ù ván bài to |
Tham khảo:
Đoạn văn:
Tuy trống đánh liên thanh , ốc thổi vô hồi , tiếng ngưới xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống , dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay ! Khúc đê hỏng mất!
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng :
- Biện pháp nghệ thuật : Câu đặc biệt (Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước!)
=> Tác dụng : Bộc lộ cảm xúc trước cảnh đê sắp vỡ.
- Biện pháp nghệ thuật : Câu cảm thán (Lo thay! Nguy thay ! Khúc đê hỏng mất!) => Tác dụng : Tác giả bày tỏ sự lo lắng với những người dân khốn khổ , đang chống chội với cơn lũ để bảo vệ đê.
Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:
+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh
+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ
+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét
c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.
→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú
Nhân dân | Các quan lại | |
Gần 1 giờ đêm | Vất cả vật lộn chống đỡ thiên tai , bão lũ | Say mê cờ bạc , ko biết nhân dân ra sao |
Địa điểm | Ngoài đê , mưa to , gió lớn | Trong đình cao ráo , vững chãi |
Không khí , cảnh tượng | -Nhốn nháo , căng thẳng -Con người nhỏ bé , yếu đuối trước sức trời. -Cuộc sống lầm than , đầy tai ương | -Nhàn nhã , ung dung , tĩnh mịch , trang nghiêm. -Quan uy nghiêm , cuộc sống xa hoa với những vật dụng sang trọng, cách biệt với cuộc sống của nhân dân |
=> Sự đối lập , tương phản đã khắc họa rõ nét bản chất vô trách nhiệm , thờ ơ , vô lương tâm , ''lòng lang dạ thú'' của tên quan phụ mẫu và tình cảnh thảm thương , nghiệt ngã của người dân.
refer
Trong đình:
- Quan phụ mẫu ngồi đánh tổ tôm cùng các nha lại.
- Quan phụ mẫu:
+ Ngồi uy nghi, chễm chệ.
+ Tay tựa gối xếp.
+ Chân phải duỗi thẳng.
+ Vừa nhâm nhi bát yến đường phèn vừa đánh tổ tôm.
+ Mắt ngồi trông vào đĩa nọc.
- Khi đê vỡ: gắt gỏng, nạt nộ, đòi cắt cổ, bỏ tù,....
→ Thái độ vô trách nhiệm, tàn nhẫn, hách dich, thích hưởng thụ cá nhân.
Ngoài đê:
+ Sắp vỡ:
+ Nhốn nháo, căng thẳng.
+ Nước sông ngày càng lên cao (nghệ thuật tăng tiến)
+ Có nguy cơ vỡ.
- Khi vỡ đê:
+ Nước tràn lênh láng.
+ Xoáy thành vực.
+ Nhà cửa trôi, lúa ngập.
+ Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn.
→ Lòng ai oán, cảm thương của tác giả trước cảnh đê vỡ.
Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
Đáp án
Cảnh người dân hộ đê
Cảnh quan lại chơi bài
Kẻ thì thuổng
Người thì cuốc
Kẻ đội đất
Kẻ vác tre
Bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân
Ướt như chuột lột
Tiếng người xao xác gọi nhau
Ai ai cũng mệt lử cả rồi
Uy nghi chễm chệ ngồi
Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra
Bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút
Nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
Quan ngồi trên, nha ngồi dưới
Lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm
Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi
Điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng để hạ
Ý nghĩa của phép tương phản trong truyện
- Vạch trần thói làm việc tắc trách, ích kỉ của tên quan phụ mẫu.
- Lên án sự lạnh lùng đến đáng sợ, thờ ơ trước sinh mệnh của hàng trăm ngàn con người.
- Thương cảm, đau xót cho số phận những người nông dân nghèo khó, bé nhỏ trong xã hội phong kiến xưa.