Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua nội dung truyện, ta càng thấu hiểu hơn về nhan đề “vợ nhặt”. Thông thường, lấy vợ là chuyện của cả một đời người, là việc rất quan trọng và ý nghĩa, đánh dấu một bước ngoặt lớn. Lấy vợ phải được tổ chức long trọng, đầy đủ họ hàng nội ngoại hai bên cùng bà con hàng xóm láng giềng đến chúc mừng. Nhưng ở đây, chỉ qua một vài câu bông đùa, Tràng đã có được vợ. Trong cuộc hôn nhân này, hoàn toàn không có:
- Ăn hỏi
- Sính lễ
- Sự chủ động của hai người cô dâu và chú rể
- Cỗ cưới
- Của hồi môn
- Sự chúc mừng của gia đình hai họ và hàng xóm láng giềng
Tất cả diễn ra rất ngẫu nhiên, thậm chí là là rất tình cờ và bất ngờ, đến nỗi ngay cả Tràng là người trong cuộc còn thấy ngỡ ngàng, không tin đây là sự thật.
Lấy vợ là niềm hạnh phúc, niềm vui sướng của hai vợ chồng. Nhưng trong cái đói cái khổ, niềm hạnh phúc thật quá nhỏ nhoi so với sự lo lắng về cái ăn, cái mặc trong những ngày đói kém cùng cực. Trong hoàn cảnh ấy, thân phận của người nông dân bị đẩy xuống tận cùng, họ không còn có khả năng được mưu cầu hạnh phúc nữa. Số phận của họ thật thê thảm.
Qua nội dung truyện, ta càng thấu hiểu hơn về nhan đề “vợ nhặt”. Thông thường, lấy vợ là chuyện của cả một đời người, là việc rất quan trọng và ý nghĩa, đánh dấu một bước ngoặt lớn. Lấy vợ phải được tổ chức long trọng, đầy đủ họ hàng nội ngoại hai bên cùng bà con hàng xóm láng giềng đến chúc mừng. Nhưng ở đây, chỉ qua một vài câu bông đùa, Tràng đã có được vợ. Trong cuộc hôn nhân này, hoàn toàn không có:
- Ăn hỏi
- -Sính lễ
- -Sự chủ động của hai người cô dâu và chú rể
- -Cỗ cưới
- -Của hồi môn
- -Sự chúc mừng của gia đình hai họ và hàng xóm láng giềng
Tất cả diễn ra rất ngẫu nhiên, thậm chí là là rất tình cờ và bất ngờ, đến nỗi ngay cả Tràng là người trong cuộc còn thấy ngỡ ngàng, không tin đây là sự thật.
Lấy vợ là niềm hạnh phúc, niềm vui sướng của hai vợ chồng. Nhưng trong cái đói cái khổ, niềm hạnh phúc thật quá nhỏ nhoi so với sự lo lắng về cái ăn, cái mặc trong những ngày đói kém cùng cực. Trong hoàn cảnh ấy, thân phận của người nông dân bị đẩy xuống tận cùng, họ không còn có khả năng được mưu cầu hạnh phúc nữa. Số phận của họ thật thê thảm.
Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng
+ Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng
+ Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai
Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”
+ Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán
+ Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.
Bài viết tham khảo
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm độc đáo của Kim Lân khi viết về cuộc sống và con người ở nông thôn. Khi viết về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn”. Có thể nói, đây chính là yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm.
Là cây bút truyện ngắn vững vàng, Kim Lân viết về người nông dân và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của người vốn là “con đẻ” của đồng ruộng. Những ông Hai, bà cụ Tứ, anh cu Tràng... hiện lên trong tác phẩm hồn hậu chân thực, chất phác và chiếm được nhiều thiện cảm trong lòng người đọc. Sáng tác ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công và sau này được viết lại vào khoản sau hòa bình lập lại (1954) truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, là câu chuyện kể về cuộc sống của những người không có “hộ khẩu” chính thức trên mảnh đất mà mình sinh sống. Trên cái nền lịch sử của nạn đói năm 1945, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong một tình huống độc đáo vừa buồn vừa vui, có hạnh phúc nhưng cũng đầy rẫy những lo toan. Nghệ thuật xây dựng tình huống là việc đặt nhân vật vào trong những ngữ cảnh nhất định, làm môi trường cho nhân vật hoạt động qua đó bộc lộ phẩm chất, cá tính. Trong tác phẩm, Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống anh nông dân nghèo tên Tràng, xấu trai, đang có nguy cơ ế vợ bỗng nhiên lại có vợ, mà lại là nhặt được vợ, là theo không chỉ nhờ một câu hát vu vơ và bốn bát bánh đúc. Tình huống ấy kéo theo hàng loạt các tình huống khác không kém phần lí thú. Tình huống này gây nên sự ngạc nhiên cao độ trong xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng và ngay cả bản thân anh cu Tràng nữa bởi hai lý do: Ai có thể ngờ rằng một người nghèo túng, xấu trai, thậm chí có vẻ hơi ngờ nghệch lại là dân ngụ cư như Tràng, xưa nay con gái không ai thèm để ý, vả lại cũng không có tiền cưới vợ mà nay bỗng dưng lấy được vợ, mà là theo khống hẳn hoi. Hơn nữa, trong một bối cảnh như thời điểm ấy, khi cái đói đang hoành hoành, khắp nơi đều vạ vật những người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ (...) Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” thì một người như Tràng đến nuôi thân còn chẳng lo nổi lại còn mẹ già, nói chi đến chuyện đèo bòng. Bằng ấy cái vô lý và không thể nhưng sự kiện chấn động ấy vẫn cứ diễn ra. Khi Tràng dẫn người đàn bà lạ về nhà, cả xóm ngụ cư đều ngơ ngác không hiểu. Chưa thể nào tin được đó là vợ Tràng họ bắt đầu phỏng đoán:
Ai đấy nhỉ?... Hay là người nhà dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.
Hạnh phúc của đồng loại tạm làm người ta quên đi cái đói khổ trong giây lát. “Hình như họ hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm ấy của họ”. Nhưng rồi ngay sau đó lại là nỗi lo lắng. “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.
Từ đây, Kim Lân kéo người đọc về với tình huống trước đó như một lời lý giải cho việc nhặt được vợ của Tràng, một tình huống cũng thú vị không kém. Tràng nhặt được vợ chỉ nhờ vào câu hát vu vơ khi đẩy xe bò cho đỡ mệt nhọc:
“Muốn ăn cơm trắng với giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”
Cái đói khổ làm cho người ta mất hết cả sự xấu hổ và lòng tự trọng. Người đàn bà đã chớp lấy câu nói của Tràng như cái phao cứu sinh cho cuộc đời mình. Lần thứ hai gặp lại thì “xưng xỉa”: “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt”, rồi không ngần ngại ngồi xuống làm một chập hết bốn bát bánh đúc. Thế là nên vợ nên chồng.
Có thể nói đây là một tình huống hết sức oái oăm, không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo? Thứ tâm trạng đan xen ấy hiện lên trong suy nghĩ đầy mâu thuẫn của những người trong cuộc. Tràng “mới đầu cũng chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi hắn cũng tặc lưỡi. Cảm giác ấy cùng với những tình cảm mới lạ đan xen khiến Tràng giống như một đứa trẻ. Khác với Tràng, bà cụ Tứ là một người từng trải, nhìn thấy con trai về cùng với người đàn bà lạ mặt “lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà hiểu cả tình cảnh bất hạnh của người đàn bà, cũng như tình cảnh khó khăn sắp tới của cả gia đình. Nỗi lo lắng cùng với niềm hy vọng đan xen, “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được?”. Bản thân người đàn bà, sau những phút giây chao chát chỏng lỏn để có được miếng ăn, theo không người ta về nhà, chắc chắn giờ đây cũng suy nghĩ mông lung nhiều lắm. Thị trở về với dáng vẻ ngượng ngùng, bẽn lẽn, e thẹn “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”.
Đặt nhân vật vào trong tình huống đặc biệt, éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật những ý nghĩa sâu sắc của truyện. Không cần đến những lời kết tội to tát câu chuyện thông qua tình huống nụ cười và giọt nước mắt đan xen ấy mà lên án gay gắt bọn phát xít thực dân phong kiến và tay sai đã gây ra nạn đói năm 1945, đẩy con người đến cái chết, dẫn đến những tình huống éo le, cùng cực, làm cho giá trị con người bị rẻ rúng: người ta có thể nhặt được vợ chỉ với bốn bát bánh đúc.
Tình huống ấy cũng chính là môi trường cho nhân vật bộc lộ đặc điểm tính cách cũng như đời sống tinh thần của mình. Tràng tỏ ra là một anh thanh niên chất phác, hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có đời sống nội tâm có phần hơi đơn giản. Bà cụ Tứ mang trong mình sự từng trải, nghĩ trước sau chu toàn. Tràng “nhặt” được vợ, bà vừa mừng vừa lo. Bà hiểu cái tao đoạn mà bà và những người xung quanh đang phải trải qua, hiểu vị trí của những người dân ngụ cư trong quan niệm của người khác, hiểu được tình thế oái oăm, đèo bòng của con trai mình. Hơn thế nữa, bà cũng hiểu và cảm thông cho hành động theo không của người đàn bà “Người ta có gặp lúc khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”. Ngày đầu tiên của cuộc sống mới, cũng chính bà là người gợi ra tương lai tươi sáng, gieo vào trong lòng đôi vợ chồng trẻ niềm hy vọng. Còn ở cô “vợ nhặt” thì tính cách có sự thay đổi đến bất ngờ: từ một người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, chị khác hẳn trong tư cách một người vợ, một người quen, dịu dàng, biết thu vén cho cuộc sống gia đình.
Thông qua tình huống truyện đặc sắc Kim Lân cũng muốn thể hiện khát vọng của con người có thể chiến thắng hoàn cảnh để sống và có được hạnh phúc. Người lao động, dù trong tình huống bi thảm đến đâu, ngay cả khi gần kề cái chết vẫn khát khao hướng về ánh sáng, tin tưởng ở sự sống và tương lai. Giá trị nhân văn của tác phẩm là ở đó. Cầu chuyện kết thúc với những ánh sáng báo hiệu điều gì đó tốt đẹp hơn đang đến. Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ...” và anh bắt đầu hi vọng: “Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này “. Người mẹ già cũng “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường”, cái mặt bủng beo u ám “rạng rỡ hẳn lên”. Và tất nhiên, nhiều nhất phải nói tới sự thay đổi của người “vợ nhặt”, giờ đây đã trong vai trò của một người vợ hiền đảm đang. Hình ảnh đám người đi phá kho thóc cứ gieo vào trong lòng Tràng đầy ám ảnh như dự báo một cuộc cách mạng không sớm thì muộn cũng sẽ tất yếu xảy ra.
Xây dựng tình huống đặc sắc trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã một lần nữa chứng minh cái tâm, cái tài của mình với tư cách là một nhà văn một đời đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
“Vợ nhặt” là một truyện ngắn độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tình huống. Chính điều này đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề, tư tưởng cũng như tăng tính hấp dẫn trong tác phẩm.
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Tác giả viết truyện này ngay trong nạn đói, với cái tên ban đầu là Xóm ngụ cư, nhưng vì thất lạc bản thảo nên đến sau hòa bình 1954 ông mới viết lại và cho ra mắt bạn đọc với tựa dề là Vợ nhặt. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, một tình huống ép le, trở trêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng tại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.
Cốt truyện đơn giản: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc mà kiếm được cô vợ nhặt – một cô gái đang dở sống dở chết vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát. Đêm tân hôn của họ diễn ra âm thầm trong bóng tối âm u, lạnh lẽo, điểm những tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió vẳng lại. Bữa cơm cưới của họ chì có cháo loãng, rau chuối và muối hột. Mẹ chồng đãi con trai và con dâu món chè nấu bằng cám. Bữa cơm diễn ra trong tiếng trống thúc thuế dồn dập. Câu chuyện của ba mẹ con xoay quanh chuyện Việt Minh hô hào dân chúng không đóng thuế và tổ chức phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo.
Cảnh anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà là một tình huống lạ lùng, tạo ra sự ngạc nhiên và thú vị cho cả cái xóm ngụ cư đang hấp hối và lạ lùng ngay cả với mẹ con Tràng. Anh dẫn người đàn bà lạ mặt về nhà lúc trời nhập nhoạng tối. Hai người lủi thủi đi vào cái xóm ngụ cư heo hút, tồi tàn ở mé sông. Nhà cửa hai bên đường úp súp, tối om, không một ánh đèn, ánh lửa, chẳng khác gì những nấm mồ hoang. Khung cảnh ngập tràn tử khí. Sự sống chỉ còn thoi thóp. Bóng đen chết chóc đang bao phủ khắp nơi.
Tràng dẫn người đàn bà mới quen về để làm vợ, để tạo dựng gia đình, tiếp nối sự sống. Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Tràng vui sướng vì sự kiện to lớn bất ngờ của đời anh: anh đã có vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn lan. Mình cũng đói, mẹ già cũng đói, thế mà lại lấy vợ vào lúc này. Quả là chuyện lạ lùng và thú vị!
Trước hết là lạ lùng với dân xóm ngụ cư. Cái cảnh Tràng đi trước với vẻ mặt phởn phở khác thường và người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng thèn thẹn hay đáo để làm cho mọi người tò mò kéo nhau ra xem. Đầu tiên là lũ trẻ. Đang ủ rũ vì đói, chúng bỗng nhao nhao nói cười, trêu ghẹo anh Tràng: Anh Tràng ơi, chông vợ hài! Dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán. Rồi họ hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ và thực lòng muốn chia vui với anh. Cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết này chợt bừng lên một thoáng sống. Nhưng vui đấy lại lo ngay đấy. Họ lo thay cho Tràng: Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? Ấy là họ lo cho sự sống đang phải đối mặt với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết.
Bà cụ Tứ mẹ anh Tràng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi ở giường con trai mình. Được gọi bằng u, bà càng chẳng hiểu ra làm sao. Cho tới lúc nghe Tràng bảo : Kìa nhà tôi nó chào u… thì bà mới vỡ lẽ : Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình… Thì ra là thằng con trai mình đã kiếm được vợ và dẫn về đây. Tâm trạng bà cụ buồn tủi, mừng, lo lẫn lộn. Buồn tủi vì làm cha làm mẹ mà không tròn trách nhiệm đối với con cái, nghèo khổ đến nỗi không thể cưới được vợ cho con. Mừng vì tự nhiên con trai có được vợ, dù là vợ nhặt. Còn lo bởi bà cụ băn khoăn : biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Càng ngẫm nghĩ, bà cụ càng thương con trai và thương cô gái xa lạ kia vô hạn : Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.
Đến ngay chính anh Tràng cũng ngạc nhiên không kém. Ngạc nhiên đến sửng sốt, không tin là sự thật: Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng… Ngày hôm sau thức dậy, nhìn chị ta quét dọn sân vườn, Tràng vẫn chưa dám tin là mình đã có vợ. Chuyện xảy ra cứ như trong một giấc mơ, nhưng người đàn bà bằng xương bằng thịt kia chính là vợ anh, dẫu chẳng phải cưới xin gì.
Tình huống mà Kim Lân đặt ra trong truyện là một tình huống éo le, trớ trêu, không biết nên buồn hay nên vui. Bản thân Tràng lúc đầu thì mừng vì tự nhiên có được vợ, nhưng rồi anh chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Hàng xóm cũng lo thay cho anh và nhất là người mẹ già lo và thương đứt ruột. Tác giả đặc tả đêm tân hôn của vợ chổng Tràng với những chi tiết thật ấn tượng và chứa đựng ý nghĩa sâu xa: Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc rồi tắt. Hai người nằm lặng lẽ bên nhau trong bóng tối hãi hùng, ghê rợn bởi tiếng hờ khóc tỉ tê văng vẳng từ những nhà có người chết đói.
Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của họ bị cái đói, cái chết bủa vây. Nhưng sự sống là bất diệt. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi, nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Sự sống bất chấp cái chết, điều đó chứng tỏ ý chí con người và quy luật của cuộc đời mạnh mẽ biết chừng nào !
Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
Mở bài
- Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống của người nông thôn miền Bắc
- Tác phẩm Làng được ông viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu quê hương mãnh liệt hòa nhập với tình yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện có những nét tình cảm đó
Thân bài
Thành công của Kim lân đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai
- Tình yêu làng mãnh liệt
+ Hay khoe làng, tự hào sâu sắc về làng của mình
+ Luôn tự hào vì truyền thống đánh giặc của làng mình
- Là người dân yêu nước, đi theo kháng chiến
+ Phong trào cách mạng làng kháng chiến nên ông phải rời xa làng đi tản cư
+ Chăm chú theo dõi kháng chiến, thích thú khi nghe tin thắng lợi
- Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc tâm lý
+ Khi nghe thấy tin làng chợ Dầu theo giặc ông sững sờ, bàng hoàng, sau đó xấu hổ tủi nhục không dám ngẩng mặt nhìn ai
+ Ông nhìn những đứa con càng thấy tủi hổ vì chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng
+ Ông dằn vặt, điểm danh từng người trong làng và nửa tin nửa ngờ tin đồn nhưng vẫn thấy đau đớn, tủi hổ
+ Ông không dám ra khỏi nhà, cảm thấy bế tắc, cuối cùng ông quyết định theo kháng chiến, yêu nước
+ Sự tuyệt đối trung thành với cách mạng với kháng chiến tuy mộc mạc, chân thành mà bền vững, thiêng liêng
- Lúc nghe tin cải chính gánh nặng được trút bỏ, ông Hai vui sướng, tự hào về làng chợ Dầu
+ Ông khoe việc Tây đốt nhà ông biểu hiện tư tưởng thà hi sinh tất cả chứ không chịu đầu hàng, không chịu mất nước
+ Ông vui vẻ khoe làng như trước
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình của tác giả, đã để lại hình tượng nhân vật tiêu biểu
+ Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ nội tâm
Kết bài
Qua truyện ngắn Làng và qua hình ảnh ông Hai người đọc thêm thấm thía tình yêu làng, yêu nước vô cùng sâu sắc của người lao động
Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm
+ Nhặt: thường đi với những thứ thừa, không ra gì
+ Thân phận con người rẻ rúng như rơm, rác, có thể nhặt được ở bất cứ đâu
+ Người ta hỏi cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt vợ”
→ Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ