Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đáp án D
TN 2 tạo ra 2 muối.
+ TN1: Na + H2O → NaOH + ½ H2 sau đó NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2.
Với số mol Na = 2 số mol Al, dung dịch thu được có NaOH dư và NaAlO2 (trong đó chỉ có NaAlO2 là muối)
+ TN 2: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
Tỉ lệ số mol Cu = Fe2(SO4)3 → dung dịch thu được có 2 muối FeSO4 vầ CuSO4.
+ TN3: KHSO4 + KHCO3 → K2SO4 + CO2 + H2O.
→ Dung dịch có muối K2SO4.
+ TN 4: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2.
Chú ý: BaSO4 cùng là muối nhưng không nằm trong dung dịch mà tồn tại dưới dạng kết tủa, chất rắn.
+ TN 5: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.
→ Dung dịch có muối Fe(NO3)3.
+ TN 6: Na2O + H2O → 2NaOH sau đó 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4.
→ Dung dịch có Na2SO4.