Đọc hai khổ thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần,
Anh đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác,
Theo làn gió mát
Đóm đi rất êm,
Đi suốt một đêm,
Lo cho người ngủ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b) Tối mai, anh Đóm Đóm lại đi gác.
c) Chúng em học bài thơ Anh Đóm Đóm trong học kì I
Bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ bao gồm 9 khổ thơ. Bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3, tập một, trích 6 khổ. Với vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, nhà thơ đã đưa chúng ta vào khung cảnh thiên nhiên ban đêm nên thơ, yên bình, ấm áp.
Hai tín hiệu về thời gian ở đầu và cuối bài thơ cho thấy điểm khởi đầu (“Mặt trời gác núi”) và điểm kết thúc công việc (“Gà đâu rộn rịp – Gáy sáng đằng đông”). Anh Đóm làm việc hết sức tận tuỵ, “chuyên cần” với thời gian là suốt một đêm. Anh không chỉ hoàn thành công việc mà còn lặng lẽ giữ bình yên cho giấc ngủ của mọi người. Trong hai khổ thơ đầu, bằng nhịp điệu uyển chuyển được tạo ra từ cách gieo vần (các vần đều là thanh bằng : dần-cần ; êm-đêm), nhà thơ đã gợi ra được không khí nhẹ mát của đêm tối và hình ảnh anh Đóm hăng say trong công việc đầy ý nghĩa.
Hai khổ thơ tiếp theo là cả thế giới ban đêm tĩnh mịch. Chỉ với 8 câu thơ mà thế giới loài vật hiện ra thật sinh động, đáng yêu, rất gần gũi với thế giới trẻ thơ : đó là tiếng chị Cò Bợ ru con, là đàn cò con trong giấc ngủ. Tiếng ru của chị Cò Bợ thật tha thiết như gửi trong đó những tình cảm, mong ước của mẹ dành cho con. Bên cạnh đó còn là hình ảnh của thím Vạc vẫn cặm cụi mò tôm bắt tép kiếm ăn đêm. Dưới con mắt và tấm lòng nhân hậu, nhà thơ miêu tả con vạc không phải lười biếng như trong truyện cổ tích, vì xấu hổ với mọi người nên phải đi kiếm ăn đêm ; ở đây là một thím Vạc hiền lành, chịu thương chịu khó, đáng được tôn trọng.
Nhà thơ nhìn vạn vật đều như có hồn, được đặt trong những mối quan hệ thân thiết, gắn bó, chân tình, nào anh Đom Đóm, chị Cò Bợ, bé cò con, thím Vạc.
Cũng cần lưu ý thêm về một hình ảnh đẹp đẽ, giàu chất thơ, hình ảnh sao Hôm “Long lanh đáy nước”. Dù là “một ngôi sao chẳng sáng đêm” nhưng cũng đủ sáng long lanh để giúp thím Vạc mò tôm dưới đáy nước.
Trong không gian yên bình ấy, anh Đom Đóm vẫn say sưa công việc của mình. Điệp ngữ “Từng bước, từng bước” tạo ấn tượng về sự cần mẫn, đầy tinh thần trách nhiệm với công việc của anh Đom Đóm. Từ “vung” chỉ hành động nhanh, dứt khoát, đưa từ dưới thấp lên cao. Khổ thơ thứ 5 đã miêu tả vẻ đẹp trong dáng bay của anh Đom Đóm. Hình ảnh so sánh “Anh Đóm quay vòng – Như sao bừng nở” đã khắc hoạ vẻ đẹp rực rỡ, rạng ngời, thăng hoa của ánh sáng, của tinh thần lao động quên mình, không mệt mỏi. Nếu trên trời là ánh sáng của sao Hôm thì giữa không trung là vẻ đẹp lộng lẫy, huyền diệu của anh Đom Đóm.
Khổ thơ cuối là cảnh hừng đông khi anh Đóm “lui về nghỉ”. Từ láy miêu tả âm thanh “rộn rịp” đem đến một không khí mới cho bài thơ. Một ngày mới bắt đầu bằng âm thanh đặc trưng : tiếng gà gáy. Anh Đóm đã hoàn thành công việc âm thầm nhưng đầy ý nghĩa của mình. Khi anh lui về nghỉ có nghĩa là vạn vật cũng bừng tỉnh theo tiếng gà gáy.
Bài thơ ca ngợi anh Đóm chuyên cần, qua đó nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. Các bạn nhỏ cũng rút ra được bài học cho mình : hãy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mình và làm những việc thật có ích cho mọi người !
Hok tốt!!!
bn ơi chỉ cảm thụ mỗi từ mặt trời đến người ngủ chứ ko phải cả bài đâu!
a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi là chị và bác.
b. Hoạt động của gió vườn được miêu tả bằng những từ ngữ: nhắc, đi, lắc lắc, giục, tìm
c. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.
b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.
c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)
THAM KHẢO
Câu 1:
Đoạn văn trên trích trong văn bản "Ca Huế trên sông Hương" Tác giả là Hà Ánh Minh
Văn bản được viết theo thể loại bút kí
Câu 2:
Nội dung: Miêu tả cảnh vật vào một đêm ở Huế và đặc biệt là miêu tả chiếc thuyền rồng.
Câu 3: Câu đặc biệt trong đoạn văn là: '' Đêm ''
Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự việc.
Câu 5: Một văn bản mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 có cùng thể loại với văn bản trên là: Văn bản Cô Tô