K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2017

Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về chú gấu bông

Màu lông : màu nâu.

Hình dáng : đứng hơi nghiêng, "quay" mãi ra như muốn mỉm cười thân thiện.

- Đầu: Tròn

- Tai: Tròn và be bé xinh xinh

- Hai con mắt : tròn xoe như hai hòn bi

- Mũi : Tròn

- Miệng : rộng, đang nhoẻn cười

- Chân tay : múp, mập ú, xinh xắn và rất đáng yêu.

1 tháng 2 2023

Cảm ơn rất nhiều 🥹🥹🥹

22 tháng 10 2023

Hoa sen hồng: hoa màu hồng thanh tao; lá to, tròn, màu xanh, nổi trên mặt nước; sống trên vùng nước; hoa thường nở vào mùa hè; cánh hoa dày, mềm mại xếp chồng lên nhau, khoác lấy nhau ngả ra để đài sen tỏa sáng; đài sen tròn, vàng rực; mùi hương dễ chịu, tươi mát.

22 tháng 9 2019

Hướng dẫn giải:

a) Mở bài : Đồ chơi đó là:

Ngày Giáng sinh năm nào cũng vậy, ông già Noel luôn mang đến cho em những bất ngờ thú vị. Đặc biệt là trong dịp lễ năm nay, em đã được ông tặng cho một bạn búp bê vô cùng xinh đẹp.

b) Thân bài : Hình dáng

- Hình thù, to nhỏ : Bạn búp bê trông như một bản sao khác của em vậy. Trông bạn thật bé nhỏ và dễ thương. Hơn nữa, cơ thể bạn ấy là vải bông nên luôn mang đến cho em cảm giác ấm áp khi ôm vào lòng.

- Màu sắc : Bạn ấy được khoác lên mình chiếc váy xòe màu hồng nữ tính kết hợp với chiếc mũ nhỏ vành trên đậu lại càng khiến bạn trở nên duyên dáng.

+ Bạn búp bê có gương mặt tròn, đôi mắt xanh với lông mi cong và trên môi nở nụ cười chúm chím.

+ Em thích nhất mái tóc của bạn. Đó là những sợi len nâu, dài được đan vào nhau tạo thành hai bím tóc dày.

+ Đôi tay và đôi chân nhỏ nhắn màu hồng phấn. Dưới chân bạn đeo chiếc giày có quai cài thật đẹp.

- Cách chơi :

Em với búp bê giống như hai người bạn thân thiết với nhau : lúc em học bài, bạn ấy ngồi ngay ngắn bên góc bàn như động viên em cố gắng học tập tốt. Khi em đi ngủ, búp bê cũng cùng em đi vào những giấc mơ đẹp.

c) Kết bài: Cảm nhận khi chơi đồ chơi đó.

Búp bê đã gắn bó với em như một người bạn tốt, cùng chia sẻ với em những niềm vui hay nỗi buồn. Vì vậy em rất yêu thương và giữ gìn búp bê cẩn thận.

21 tháng 2 2019

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưu tập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

29 tháng 10 2018

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

Cảnh đua thuyền trên sông

   Buổi sáng, trời trong và dịu mát. Hàng ngàn người kéo nhau đến chật cả bến sông để xem hội đua thuyền. Trên mặt sông quạnh đỏ phù sa, mấy chục chiếc thuyền dài, đầy ắp người đang cố gắng để về đích nhanh nhất. Người đua thuyền, tay cầm mái chèo đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Động tác đẹp như múa. Người tham gia, người xem, ai cũng rạng rỡ và náo nức. Xa xa, từng chùm bóng bay sặc sỡ chao qua chao lại trong gió như chung niềm hạnh phúc của ngày hội vùng sông nước quê em.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

Cảnh chơi đu ở đình làng

   Đình làng em hôm nay đông nghịt người. Người địa phương, người tứ xứ khắp nơi đổ về xem hội. Ai cũng mặc áo mới, vẻ mặt hân hoan. Tiếng cười nói, tiếng loa, tiếng cổ vũ... khiến cho đình làng, ngày thường im lắng là thế, bây giờ lạt rộn ràng như tết. Ở giữa sân, ba cây tre được dựng lên theo thế chân vạc để giữ cân bằng cho chiếc đu ở giữa. Hai người tham gia chơi đu, ngươi khom, người đứng, vịn chắc chiếc đu đang đánh qua đánh lại trên không trung. Phía trên cao, lá cờ phướn ngũ sắc thật lớn đang phất phơ trong gió càng tôn vinh thêm nét đẹp của ngày hội.

6 tháng 6 2017

Trước sân nhà ngoại trồng cây xương rồng tay tiên rất to. Nó đứng đó xanh sẫm, im lìm như một hình nhân. Gốc cây hình trụ, đã hơi hóa gỗ. Từ cái gốc vững chãi ấy mọc lên những cành xương rồng to bản, hình trứng, dẹp và nạc, chia thành từng khúc, thuôn hình trứng, có cành dài tới hơn 20cm. Trên đó, chi chi những gai sắc và nhọn.

   Từ dầu những cành cây gai góc đó, mọc tiếp lên những cành xương rống non, lúc đầu be bé như những chiếc muỗng canh rồi cứ to dần, to dần và ngày càng trở nên cứng cáp. Rồi cũng tù những cành cây đầy gai đó, mọc lên những bông hoa màu đỏ tươi, xinh xắn và nổi bật trên thân mẹ xanh sẫm, trông chúng như những đốm lửa nhỏ xíu.

   Mẹ bảo bà thích xương rồng bởi loài cây này có một khả năng chịu đựng phi thường. Sức sống dẻo dai của nó thật đáng để con người cúi đầu khâm phục. Có lẽ, để chứng minh cho lời nói, cây xương rồng vẫn đứng đó, mặc những ngày nắng chói chang và khô rát của phương Nam, cây vẫn không kém đi phần tươi tốt. Dường như cây càng tươi hơn, ngoan cường hơn và sắc hoa cũng như đỏ hơn.

26 tháng 11 2019

   Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.

26 tháng 7 2019

   Chiếc cặp của em làm bằng da mềm, màu xanh dương rất đẹp. Bề ngang của nó độ 35cm, chiều cao khoảng 25cm trông rất vừa với khổ người nhỏ con như em. Chiếc cặp nhìn nổi bật nhờ trên nền da màu xanh gắn một chú gấu đội chiếc mũ đỏ nom rất ngộ nghĩnh.

Hoặc :

   Cặp vừa có quai xách, vừa có dây đeo rất tiện. Em thường dùng dây đeo để khoác lên vai mỗi khi ba đưa đến trường. Cặp được làm bằng một thứ da mềm mại, ở hai đầu dây là hai cái móc sắt bằng kim loại sáng bóng, đặc biệt đường chỉ khâu xung quanh mép rất khéo léo và chắc chắn nên rất yên tâm và thoải mái mỗi khi đeo cặp đến trường.

18 tháng 10 2023

a.

– Em chọn quan sát cây bàng. Cây được trồng ở sân trường em.

- Em quan sát cây vào thời điểm buổi sáng vì em có giờ thể dục buổi sáng

- Em lựa chọn vị trí dưới gốc cây bàng để quan sát

- Em có thể sử dụng thị giác để quan sát

b. Cây bàng

- Cao lớn, vững chãi.

- Mùa hè: xanh mướt, xum xuê; những quả bàng chín hình bầu dục vỏ vàng rụng xuống.

- Mùa thu: lá bàng chuyển sang màu vàng.

- Mùa đông: lá bàng rụng hết, chỉ còn thân cây trơ trọi.

- Mùa xuân: chồi non nhú lên, màu xanh non tràn đầy sức sống.

16 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Quan sát cây bàng ở sân trường:

- Gốc cây: To, màu nâu sẫm, sần sùi.

- Thân cây: To, không cao, tỏa ra nhiều cành lớn, thân sần sùi.

- Cành, lá: Cây bàng có nhiều cành, tỏa ra giống như một chiếc ô xanh che bóng mát cho các bạn học sinh chơi đùa là giống hình chiếc quạt mo quạt cho chúng em một làn gió mát rượi.

- Hoa: Hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti , mọc theo từng chùm hoa dài.

- Quả bàng non màu xanh có hình bầu dục, nhưng chín nó ngả sang màu vàng.

a) Trình tự quan sát của em hợp lí

b) Em đã quan sát bằng những giác quan :

⇒ Thị giác (mắt)

c) Cái cây em quan sát :

⇒ Nhiều tuổi hơn, có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với tuổi học trò.

16 tháng 2 2022

Tham khảo:

 Miêu tả khái quát:

+ Cây bàng ở góc sân trường em khoảng hơn 10 năm nay rồi

+ Nhìn từ xa, cây bàng trông như một cây cổ thụ cổ kính. Cành lá tươi tốt vào mùa hè và cành lá khẳng khiu trơ trụi vào mùa đông.

- Miêu tả chi tiết:

+ Thân cây: to lớn, màu nâu, có những chỗ bạc phếch để lại dấu ấn của thời gian. Vỏ cây sần sùi, có những chỗ bong tróc. Thân cây rất lớn, to bằng vòng tay của khoảng 2 bạn học sinh

+ Có một vài cái rễ nổi lên trên mặt đất theo năm tháng

+ Cành lá khẳng khiu, dài như những bàn tay.

+ Trên những cành cây ấy, đó là những lá bàng thay sắc đổi màu quanh năm

+ Mùa xuân: lá bàng non và xanh, nhu nhú như những đốm lửa màu xanh ngọc

+ Mùa hè: lá bàng vô cùng xanh tốt. Quả bàng màu vàng, chín ăn rất ngon và ngậy. Hạt bàng còn là đặc sản của Côn Đảo

+ Mùa thu: lá bàng chuyển màu vàng nâu, rụng rất nhiều

+ Mùa đông: bàng trơ trụi lá, cành cây khẳng khiu, ươm mầm sự sống chờ xuân sang.

+ Cây bàng gắn bó với bao thế hệ học sinh, cho chúng em bóng mát và là chỗ để chúng em vui chơi.

a, Trình tự quan sát của em là từ khái quát đến cụ thể, nên hợp lí

b, Em quan sát bằng xúc giác, thị giác và vị giác

c, Cây bàng của em khác với cây phượng, cây bằng lăng dù đều là cây bóng mát ở chỗ: có quả bàng, bàng không có hoa rực rỡ như phượng với bằng lăng.