Hòa tan 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch D chỉ chứa các muối trung hòa và có 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí E gồm 5 khí có tổng khối lượng là 1,84 gam thoát ra, trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9 thể tích của hỗn hợp. Cho BaCl2 dư vào dung dịch D thấy xuất hiện 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với
A. 18
B. 20
C. 22
D. 24
n(KHSO4) = n(BaSO4) = 1,53 mol ⇒ n(Fe(NO3)3) = 0,035 mol
nT = 0,09 mol
Ta thấy 2 khí còn lại là NO và N2 với số mol lần lượt là x; y
Từ n(H2) : n(N2O) : n(NO2) = 4/9 : 1/9 : 1/9
⇒n(H2) = 0,04 mol; n(N2O) = 0,01 mol; n(NO2) = 0,01 mol
⇒mT = 30x + 28y + 0,04×2 + 0,01×44 + 0,01×46 = 1,84 g
Lại có: x + y = 0,09 − 0,04 − 0,01 − 0,01 = 0,03 mol
⇒ x = 0,01; y = 0,02 mol
Bảo toàn N: Giả sử trong muối có NH4+
n(NH4+) = 3n(Fe(NO3)3) – nN(T) = 0,025 mol
Bảo toàn H:
n(H2O) = 1/2n(KHSO4) − 2n(H2) − 4n(NH4+) = 0,675 mol
Bảo toàn O:
4n(KHSO4) + 9n(Fe(NO3)3) + nO(Y) = nH2O + nO(T) + 4nSO4
⇒ nO(Y) = 0,4 mol ⇒ mY = 0,4×16:64/205 = 20,5 g
→ Đáp án B