1.“Sống chết mặc bay” có thể được chia làm mấy đoạn?Mỗi đoạn nói gì?
2.Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệt thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm .
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a/ Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”
b/ Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó.(Chú đến đên các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình và không khí tĩnh mịch, trang nghiêm).
c/ Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu, ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ).
d/ Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
3.Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong “Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a/ Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, cảu nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân(trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?
b/ Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ như thế nào?
c*/ Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
4.Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng nhân vật…) của truyện Sống chết mặc bay.
Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:
+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh
+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ
+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét
c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.
→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú