Quá trình tổ hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng → A sắc tố xanh → B sắc tố đỏ.
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F 1 . Sau đó cho F 1 tự thụ phấn tạo ra cây F 2 . Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F 2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu:
A. 0,4375
B. 0,250
C. 0,650
D. 0,1875
Đáp án B
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Như vậy kiểu gen A-bb quy định hoa xanh; kiểu gen aabb và aaB- quy định hoa màu trắng; kiểu gen A-B- quy định hoa màu đỏ.
Cây hoa xanh thuần chủng có kiểu gen AAbb lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F 1 có kiểu gen AaBb hoa màu đỏ. Sau đó cho F 1 tự thụ phấn tạo ra cây F 2 .
Ta có: F 1 AaBb x AaBb ® F 2 : 9A-B- hoa đỏ: 3A-bb hoa xanh : 3aaB- hoa trắng : 1aabb hoa trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F 2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là: 3 + 1 9 + 3 + 3 + 1 = 4 16 hay 25%.