Hợp chất hữu cơ X ( chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng ( dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng
A. 8
B. 12
C. 10
D. 6
Đáp án A
n Na2CO3 = 0,225 mol
=> n NaOH = 2 . 0,225 = 0,45 mol => m NaOH = 18 g
m H2O trong dd NaOH = 180 – 18 = 162 g
m H2O sinh ra ở phản ứng = 164,7 – 162 = 2,7 g
=> n H2O = 0,15 mol
0,15 mol X phản ứng 0,45 mol NaOH sinh ra 0,15 mol H2O
Bảo toàn khối lượng : m X + m dd NaOH = m H2O + m Z => m X = 29,1 => M X = 194
n CO2 = 1,275 mol , n H2O = 0,825 mol
X + NaOH → H2O + Z ( 0,825 mol H2O , 1,275 mol CO2 , 0,225 mol Na2CO3 )
n C = n CO2 + n Na2CO3 = 1,5 mol => X có Số C = 1,5 : 0,15 = 10
n H = 2 n H2O đốt cháy + 2 n H2O sản phẩm - n NaOH
= 2. ( 0,15 + 0,825 ) – 0,45 = 1,5 mol
Số H có trong X là : 1,5 : 0,15 = 10
Vì M = 194 => số O = 4
X là C10H10O4
CT của X: C10H10O4 mà chỉ chứa 1 loại nhóm chức --> là este 2 chức
mà X + 3 NaOH →H2O + Z vs tỉ lệ 1:3 sinh ra 1 H2O
=> 1 chức của este là ancol và 1 chức còn lại là phenol
Z + H2SO4 ra 2 axit đơn chức và T
cấu tạo của X:
HCOO-C6H4-CH2-OOC-CH3
--> T là: OH-C6H4-CH2OH (C7H8O2)
Vậy số H là 8