Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, alen D quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chín muộn. Cho cây thân cao, quả tròn, chín sớm (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 539 cây thân cao, quả tròn, chín sớm : 180 cây thân cao, quả bầu dục, chín muộn : 181 cậy thân thấp, quả tròn, chín sớm : 60 cậy thân thấp, quả bầu dục, chín muộn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Kiểu gen của P là A a B d b D .
(2) Ở F1, số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ 25%.
(3) Ở F1 có 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
(4) Cho cây P giao phấn với cây thân thấp, quả tròn, chín sớm có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen thu được đời con có 7 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cây thân cao, quả tròn, chín sớm (A-B-D-) tự thụ phấn; ở F1 thu được 60 cây thân thấp, quả bầu dục, chín muộn (aabbdd) ® Cây thân cao, quả tròn, chín sớm ở (P) có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen (AaBbDd).
Xét các kiểu hình ở F1 ta thấy rằng
+ Kiểu hình quả tròn (B) luôn đi cùng với kiểu hình chín sớm (D).
+ Kiểu hình quả bầu (b) luôn đi cùng với kiểu hình chín muộn (d).
® Hai tính trạng này do 2 cặp gen cùng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể quy định và di truyền phân li độc lập với tính trạng chiều cao cây.
(1) Sai. Do (B) luôn đi cùng (D) nên kiểu gen của (P)sẽ là A a B D b d .
(2) Đúng. Xét phép lai: A a B D b d × A a B D b d
® Tỉ lệ dị hợp tử về cả ba cặp gen là 0 , 5 A a × 0 , 5 B D b d = 25 % .
(3) Đúng. Số kiểu gen ở F1 là 3 ´ 3 = 9.
Số kiểu hình ở F1 là 2 ´ 2 = 4.
(4) Sai. Cho cây P giao phấn với cây thân thấp, quả tròn, chín sớm có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen:
A a B D b d × A a B D b d → Số kiểu gen: 2 ´ 3 = 6, số kiểu hình: 2 ´ 2 = 4.
Hoặc A a B D b d × A a B D b d → Số kiểu gen: 2 ´ 4 = 8, số kiểu hình: 2 ´ 3 = 6.
Đáp án B