K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

11 tháng 8 2017

Hai câu thơ đối ứng nhau về ý:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sự đối ứng “quê hương anh - làng tôi”; “nước mặn đồng chua” – đất cày lên sỏi đá” khắc họa được sự nghèo khó về xuất thân, cảnh ngộ, đó là cơ sở hình thành tình đồng chí, tạo nên sự nhịp nhàng đồng điệu giữa những người lính.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Câu thơ đối xứng nhau ngay trong từng vế câu, làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối diện với hiểm nguy.

2 tháng 11 2019

a) Quê hương anh nước mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

    Anh với tôi đôi người xa lạ

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

    Súng bên súng đầu sát bên đầu

    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

    Đồng chí!

b) Tác phẩm Đồng chí

    Nhà Thơ Chính Hữu

d) "Đồng chí" là những người có chung mục đích, chung lý tưởng. Đồng chí đó là thứ tình cảm mới trong thời đại mới nảy nở giữa người lính thời đại  HCM. Câu thơ có 1 hình thức hết sức đặc biệt: đó chính là nhan đề của bài thơ được điệp lại y nguyên tạo nên 1 điểm nhấn hết sức ấn tượng. Bằng dấu ! câu thơ gợi cho ta cảm giác nó như nhữngtiếng gọi bật ra từ sâu thảm trái tim của những người lính. Cùng tiếng gọi đồng chí ấm áp thâm tình thiêng liêng ấy là  ánh mắt tao nhau là cái nắm tay siết chặt truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh. Câu thơ hệt như chiếc bản lề khép lại 6 câu thơ đầu, mở ra những câu thơ tiếp. Nếu nói bài thơ là 1 cô gái đồng quê xinh tươi, óng ả thì câu thơ thứ bảy chính là chiếc eo thon thắt lại đầy gợi cảm của cô gái. Câu thơ vừa giống như 1 đốm lửa bừng sáng giữa đêm đông lại vừa như 1 nốt nhạc trầm hùng vang lên trong bài ca " đồng chí". Nhờ sự đặc biệt ấy tình đông chí đông đọi giữa những người lính càng trở nên cảm động đẹp đẽ ấm áp hơn! Hai tiếng đồng chí như khép lại nội dung của phần 1 để mở ra những biển hiện và sức mạnh của tình đông chí ở phần sau.

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...

18 tháng 8 2023

Chép tiếp để hoàn thành khổ thơ trên:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Tên Bài thơ: "Đồng chí"

Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948 nhà thơ Chính Hữu tham gia chiến dịch Việt Bắc kháng chiến chống Pháp.

18 tháng 8 2023

hỏi cho vui thôi 

7 tháng 11 2017

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi          Quê hương anh nước mặn, đồng chua          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.          Anh với tôi đôi người xa lạ          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau          Súng bên súng, đầu sát bên đầu          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.           Đồng chí !(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

          Quê hương anh nước mặn, đồng chua

          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

          Anh với tôi đôi người xa lạ

          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

          Súng bên súng, đầu sát bên đầu

          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

          Đồng chí !

(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2. Một văn khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ra đời cùng thời điểm với bài thơ trên. Đó là văn bản nào, do ai sáng tác? Câu 3. Câu thơ thứ bảy là kiểu câu gì xét về mục đích nói ? Phân tích ngắn gọn tác dụng câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)

0