Đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường
Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên hiện nay đang xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” rất đang rất được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.
Hiện tượng “tiêu cực thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.
Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.
Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.
Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội.
Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.
Để phòng chống “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm
vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi
cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ,
cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây,
với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được.
Gợi ý :
a) Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…
b) Thân bài:
- Phân tích hiện tượng.
+ Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…(DC)
+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường( DC)
à Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Bình luận về hiện tượng:
+ Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận; Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.
c) Kết bài. - Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.
REFER
Lĩnh vực | Thành tựu |
Văn học | - Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,… - Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,… |
Nghệ thuật | - Văn nghệ dân gian: + Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi. + Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,… + Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,… - Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: + Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),… + Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,… |
Khoa học - kĩ thuật | * Khoa học: - Sử học: + Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,… + Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII - Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,… + Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí. - Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),… - Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển). * Kĩ thuật: - Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí. - Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước. - Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. |
THAM KHẢO:
Các lĩnh vực | Thành tựu |
Giáo dục – thi cử | Ra chiếu lập học, mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.Quốc tử giám đặt ở Huế, chỉ lấy con em quan lại, thổ hào.Lập “ tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm). |
Khoa học: Sử học Địa lí Y học | Đại Việt sử kí tiền biênĐại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.Đại việt thông sử, Phủ biên tạp lục.Lịch triều hiến chương loại chí.Gia Định thành thông chí.Đại Nam nhất thống chí.Hải Thượng y tông tâm lĩnh. |
Kĩ thuật | Làm đồng hồ và kính thiên líChế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.Đóng 1 chiếc tàu thủy bằng máy hơi nước. |
Nghệ thuật | - Văn nghệ dân gian: + Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi. + Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,… + Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,… - Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: + Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),… + Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,… |
Tham khảo
Câu 1:
Võ Trường Toản là một doanh nhân thành đạt và có cả một cuộc đời đáng ngưỡng mộ. Đây là những điểm nổi bật về cuộc đời của ông:
1.1. Sự khởi nghiệp thành công:
Võ Trường Toản đã thành lập công ty TNHH MTV Vũ Đức Toản và phát triển thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Ông đã đồng sáng lập và là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Coteccons - một trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất Việt Nam.
2.2. Sự đổi mới và sáng tạo:
Ông Võ Trường Toản luôn chú trọng đến việc đổi mới và sáng tạo trong công việc. Ông đã đưa ra nhiều ý tưởng mới và phát triển các dự án xây dựng độc đáo và ấn tượng, mang lại giá trị cao cho công ty và khách hàng.
3.3. Tinh thần sáng tạo và khả năng lãnh đạo:
Võ Trường Toản được biết đến với tinh thần sáng tạo và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Ông đã xây dựng một đội ngũ nhân viên tài năng và đam mê, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của họ.
44 Sự đóng góp xã hội:
Ngoài thành công kinh doanh, ông Võ Trường Toản cũng là một người đóng góp tích cực cho cộng đồng. Ông đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện và xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Tham khảo
Câu 2:
- Những đóng góp
+ Võ Trường Toản là một nhà nho, nhưng cụ không rơi vào lối dạy máy móc, giáo điều của nho học lạc hậu, cổ hủ. Cụ chủ trương, lấy lối học "Nghĩa lý để giáo hóa".
+ cụ căn dặn học trò cần thấu triệt nội dung của cuốn sách, chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ, cách dạy ấy thường gọi là “Tri ngôn dưỡng khí”, tri ngôn là hiểu lời, còn dưỡng khí là nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập nghĩa, tức là làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn.
+ Cụ đã mở trường dạy học hàng trăm học sinh, nhiều người đã đổ đạt làm quan lớn, nhiều người chỉ học để sống cho có đạo lý.
- Đóng góp nổi bật nhất là đã đào tạo nên rất nhiều học sinh giỏi và tài năng cho đất nước.
Khi nói đến lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết rằng: "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của căn bệnh vô cảm.
Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và phát triển ờ nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang sống, làm việc ở đây nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết. Qua những thước phim mà họ quay được, như là chương trình thế giới thực vật, những bản tin thời tiết hằng ngay vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy được những biến đổi của khí hậu ảnh hường đến cuộc sống hai người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương, nơi căn bệnh vô cảm đang có mặt lại là nơi lạnh nhất?
Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cều được yêu thương, được chia sẻ, đồng cảm. "Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người" (First new). Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa C.Mác và ăng - Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cháu, mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, thương giữa những con người may mắn với những con người kém may nắm sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ có được cuộc tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn - Xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ - men Chiếc lá cuôi cùng của O.Hen - ri.
Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta hiểu rằng nếu không có tình thương chỉ có sự vô cảm thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu thương hoàn toàn, giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con người chỉ sống bằng lí trí, bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi "lạnh lẽo” "khắc nghiệt" nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Sống không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang sau một trận lũ lụt... không có tình thương thì không có sự sông, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ... dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.
Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay. Đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Đi đường gặp người bị nạn, họ có xúm lại xem nhưng chưa chắc đã ra tay giúp đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh chiếc xe con rất lịch sự được một người chặn lại nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu đã từ chối thẳng thừng. Cuối cùng, một bác đạp xe ba gác cùng một người ở đó đã cùng nhau đẩy chiếc xe thật nhanh chở người bị nạn đến bệnh viện. Cách đây không lâu, dư luận đã từng xôn xao vụ một lái xe cố tình không dừng lại khi gây tai nạn và biết dưới gầm xe đang lê một người. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ án giết người tình, cắt đầu mang để phi tang... Nhỏ nhặt hơn là thấy trẻ con cãi nhau, đánh nhau người ta làm ngơ. Thấy một cụ già hay em bé không có chỗ ngồi trên xe buýt người ta coi như việc ấy không liên quan đến mình. Sẽ ra sao nêu bệnh vô cảm, thiếu tình thương cứ lan tràn: Thầy thuốc vô cảm, không có tình thương hậu quả là gì bạn có thể tự nhận thấy Giáo viên vô cảm, không biết yêu thương sẽ dạy trò mình được những gì chắc bạn biết...
Nếu như ờ Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà mọi loài đều tiệt chủng, nơi con người không tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình thương đúng là nơi khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất trong cuộc sống.
Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếnh đã nói: "...Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau là điều cân hơn hết. Đó là bồi thêm ý nqhĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của đời, cái đời nhỏ nhen tầm thường và ích kỉ". "Yeu nhau và thương nhau" hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn: là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có tình thương, cũng như Bắc Cực không thế nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.
Câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" là một triết lí sống cũng là một vấn đế mà mọi người của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi nhũng cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.
Bài làm
Khi nói đến lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết rằng: "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của căn bệnh vô cảm.
Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và phát triển ờ nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang sống, làm việc ở đây nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết. Qua những thước phim mà họ quay được, như là chương trình thế giới thực vật, những bản tin thời tiết hằng ngay vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy được những biến đổi của khí hậu ảnh hường đến cuộc sống hai người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương, nơi căn bệnh vô cảm đang có mặt lại là nơi lạnh nhất?
Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi
có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cều được yêu thương, được chia sẻ, đồng cảm. "Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người" (First new). Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa C.Mác và ăng - Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cháu, mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, thương giữa những con người may mắn với những con người kém may nắm sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ có được cuộc tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn - Xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ - men Chiếc lá cuôi cùng của O.Hen - ri.
Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta hiểu rằng nếu không có tình thương chỉ có sự vô cảm thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu thương hoàn toàn, giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con người chỉ sống bằng lí trí, bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi "lạnh lẽo” "khắc nghiệt" nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Sống không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang sau một trận lũ lụt... không có tình thương thì không có sự sông, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ... dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.
Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay. Đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Đi đường gặp người bị nạn, họ có xúm lại xem nhưng chưa chắc đã ra tay giúp đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh chiếc xe con rất lịch sự được một người chặn lại nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu đã từ chối thẳng thừng. Cuối cùng, một bác đạp xe ba gác cùng một người ở đó đã cùng nhau đẩy chiếc xe thật nhanh chở người bị nạn đến bệnh viện. Cách đây không lâu, dư luận đã từng xôn xao vụ một lái xe cố tình không dừng lại khi gây tai nạn và biết dưới gầm xe đang lê một người. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ án giết người tình, cắt đầu mang để phi tang... Nhỏ nhặt hơn là thấy trẻ con cãi nhau, đánh nhau người ta làm ngơ. Thấy một cụ già hay em bé không có chỗ ngồi trên xe buýt người ta coi như việc ấy không liên quan đến mình. Sẽ ra sao nêu bệnh vô cảm, thiếu tình thương cứ lan tràn: Thầy thuốc vô cảm, không có tình thương hậu quả là gì bạn có thể tự nhận thấy Giáo viên vô cảm, không biết yêu thương sẽ dạy trò mình được những gì chắc bạn biết...
Nếu như ờ Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà mọi loài đều tiệt chủng, nơi con người không tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình thương đúng là nơi khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất trong cuộc sống.
Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếnh đã nói: "...Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau là điều cân hơn hết. Đó là bồi thêm ý nqhĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của đời, cái đời nhỏ nhen tầm thường và ích kỉ". "Yeu nhau và thương nhau" hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn: là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có tình thương, cũng như Bắc Cực không thế nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.
Câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" là một triết lí sống cũng là một vấn đế mà mọi người của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi nhũng cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.
Những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | Nho giáo được đề cao, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế |
Văn học | - Chữ Hán: phát triển và chiếm ưu thế: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh Uyển cửu ca,… - Chữ Nôm: chiếm vị trí quan trọng: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,… |
Địa lí, bản đồ | Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư, Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ |
Toán học | Đại Thành toán pháp, Lập thành toán pháp; Y học có Bản thảo thực vật toát yếu,… |
Công trình kiến trúc | Kinh đô Thăng Long, Lam Kinh,... điêu khắc trên đá, gỗm, sứ,... Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng chèo… phát triển |
Giáo dục | Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long. Tổ chức các khoa thi và dựng bia tiến sĩ. |
Câu1 : giống nhau: đều bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị
Khác nhau: thời Lê sơ: bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
Thời Lý- Trần: còn có một số điều luật ro ràng về phân chia đất đai
Bộ luật thời nay cua nc ta rõ ràng, chi tiết, phân chia thành từng hạng mục, nghiêng nhiều về bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Bộ luật ngày xưa của nc ta cũng biên soạn rõ ràng để cho nhân dân dễ hiểu nhưng điều luật vẫn còn nghiêng nhiều về giai cấp thống trị
Câu2: những điểm tiến bộ của thời Lê sơ trong giáo dục là: dạy học chữ Nho là chủ yếu, nội dung thi được mở rộng, những người đỗ các kì thi đều đượ khắc tên lên bia đá, tuyển chọn những thầy giáo có tài, có đức.
Có điểm khác với nhà nc thời nay là : h/s đượ học trên những thiết bị hiện đại, tiếng độc tôn bây giờ là Tiếng Việt, thầy cô giáo ngày nay chỉ tuyển chọn theo nhân tài
Trước khi công cuộc cải cách mở cửa năm 1978, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có nhiều thành tựu về văn hóa giáo dục. Trong thời kỳ cách mạng, chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống giáo dục công lập, đưa giáo dục đến với tất cả mọi người và giảm bớt khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ, đưa nước này trở thành một trong những quốc gia tiên tiến nhất trong lĩnh vực này. Sau khi bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu khoa học. Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực giáo dục và đưa nhiều sinh viên Trung Quốc đi du học ở nước ngoài để học tập và trau dồi kiến thức. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đổi mới giáo dục, đưa giáo dục đến với tất cả mọi người và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu và nhà khoa học phát triển sự nghiệp của mình. Tất cả những nỗ lực này đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền giáo dục và nghiên cứu khoa học phát triển nhất thế giới.
Tích cực:
+ Giúp học sinh giải trí sau mỗi giờ học
+ Cho học sinh hiểu biết rộng hơn về kiến thức xã hội, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, kiến thức cần thiết,...
Tiêu cực:
+ Sống ảo
+ Nghiện điện tử, nghiện mạng internet
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, không chăm học, không đạt thành tích tốt khi sử dụng không đúng cách
+ Tham gia vào những trang mạng không bổ ích, không lành mạnh
+ Bắt nạt trên mạng xã hội
+ Lừa dối, gian trá với mọi người thâm chí là gia đình khi sử dụng quá nhiều....
1.Tìm hiểu đề
Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay….
Kiểu bài: nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh…
Tư liệu: trong đời sống xã hội.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…
b. Thân bài:
- Phân tích hiện tượng.
+ Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…
+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường.
--> Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Bình luận về hiện tượng:
+ Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận; Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.
c. Kết bài
- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.