Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lĩnh vực | Nội dung |
Giáo dục | - Năm 1070: xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long - Năm 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên - Năm 1076 mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em qúy tộc, quan lại - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển |
Văn hóa | - Tôn sùng đạo Phật - Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội - Đạo giáo thịnh hành, gắn kết với tín ngưỡng dân gian - Công trình kiến trúc: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột… - Điêu khắc: tượng Phật, bệ đá hoa sen, rồng mình trơn… |
* Việc xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa:
- minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng của nền giáo dục
- Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục
- Tôn giáo:
+ Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.
+ Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
- Văn học, nghệ thuật:
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm có giá trị tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,…
+ Các trò chơi dân gian rất được ưa chuộng. Loại hình hát chèo, múa rối nước đều phát triển.
+ Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo như Cấm thành, chùa Một Cột,… Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng,…
- Giáo dục:
+ Nhà Lý chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền.
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập cho con em quý tộc, sau đó mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.
Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài.Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài.Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long.Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”.
Trình bày nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì đế quốc Mô-gôn
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | Thực thi tinh thần khoan dung tôn giáo, hòa hợp dân tộc. |
Văn học | Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasi Das) Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại Xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách. |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han - Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, … |
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
a/ Tên những danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
b/ Đóng góp của các danh nhân:
- Nguyễn Trãi:
+ Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.
+ Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
+ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Lê Thánh Tông:
+ Ông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.
+ Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
- Ngô Sĩ Liên:
+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.
+ Ông là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
- Lương Thế Vinh:
+ Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463.
+ Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).
+ Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".
Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Văn học | Hài kịch thần thánh- Dante Aligheri, Đôn Ki-hô-tê - Miguel de Cervantes, Hăm- lét, Rô mê-ô và Giu-li-ét của W.Shakêpare |
Hội họa | Bữa ăn tối cuối cùng, la Joconde của Lê-ô-na đơ Vanh-xi |
Kiến trúc | Sáng tạo thế giới vẽ, tượng David, Người nô lệ bị trói của Michelanglo. |
Khoa học | kiến thức về trái đất, vũ trụ của n. Cô-péc-ních, G.Bru-nô, G.ga-li-lê. |
Em ấn tượng với bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng. Bức tranh nổi tiếng thế giới này không được trưng bày trong một viện bảo tàng, mà nằm trên bức tường phía sau phòng ăn ở tu viện Santa Maria delle Grazie tại Milan, Italy. Bức tranh được vẽ vào cuối thế kỷ 15. Bức tranh vẽ lại khung cảnh Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesu với các môn đệ. Kiệt tác này được trưng bày trong tu viện nhỏ thực sự là một trong những điểm tham quan thú vị nhất Milan.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | - Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia - Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á |
Chữ viết | Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. |
Văn, sử học | Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)… |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long - Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan |
* Nhận xét:
- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.
- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...
- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.
Những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ:
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
Nho giáo được đề cao, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế
Văn học
- Chữ Hán: phát triển và chiếm ưu thế: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh Uyển cửu ca,…
- Chữ Nôm: chiếm vị trí quan trọng: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
Địa lí, bản đồ
Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư, Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ
Toán học
Đại Thành toán pháp, Lập thành toán pháp; Y học có Bản thảo thực vật toát yếu,…
Công trình kiến trúc
Kinh đô Thăng Long, Lam Kinh,...
điêu khắc trên đá, gỗm, sứ,...
Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng chèo… phát triển
Giáo dục
Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long. Tổ chức các khoa thi và dựng bia tiến sĩ.