viết đoạn văn chứng minh qua đoạn trích lục vận tiên cứu kiều nguyệt nga nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám “ bớ đảng hung đồ”. Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các. Ta thấy nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. Và để làm theo mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà “ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu. Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp “Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”. Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình. Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn. Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế.
Chàng trai Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng khi đó mới chỉ 16 tuổi, chàng hiện lên như một nhân vật lý tưởng, không hề ham muốn lập công danh, chỉ mang tài năng để giúp đời. Có thể nói thử thách đầu tiên chính là việc gặp chuyện bất bình, giữa đám cưới đông đảo gươm giáo sáng ngờ, Vân Tiên một mình tay không, bẻ cây làm gậy nhưng vẫn đánh cho bọn cướp tan tác. Đánh tan lũ cướp sơn đà chàng đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Thấy hai cố gái còn chưa hết run sợ, chàng bèn tìm cách an ủi. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và anh hùng diễn ra thấm đẫm tình người, chàng là con người chính trực hào hiệp nhưng cũng rất từ tâm nhân hậu. Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, chàng đã khước từ. Qua đây đã giúp người đọc hình dung ra, Nguyễn Đình Chiểu như đưa ra một quan điểm về người anh hùng trong xã hội phong kiến loạn lạc. Lục Vân Tiên chính là đại diện cho cái thiện mang vẻ đẹp hào hiệp trong cái xã hội đầy bất công tàn ác khi xưa.
Em tham khảo nhé:
Trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi chàng nhìn thấy bọn cướp, chàng không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc cướp hại nước hại dân. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng là đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Vâng, chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa đọng mãi trong lòng người đọc.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn. (câu ghép) Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương. Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy. Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ… Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm: “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng Qua đó, ta có thể thấy rằng: lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta.
Lục Vân Tiên là một nhân vật quan trọng trong truyện "Lục Vân Tiên" của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", Lục Vân Tiên đã cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi nguy hiểm. Lục Vân Tiên được miêu tả là một người dũng cảm, thông minh và tốt bụng. Anh ta đã sử dụng kiến thức và sức mạnh của mình để giúp đỡ người khác.
Lục Vân Tiên là nhân vật chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa thành công những phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên, qua đó thể hiện ước mơ về người anh hùng có thể hành đạo cứu đời. Trên đường về kinh đô ứng thí, Lục Vân Tiên đã gặp chuyện bất bình: đám cướp Phong Lai hoành hành, gây hại cho người dân vô tội. "Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ'' (giữa đường thấy việc bất bình, rút gươm ra giúp sức), Lục Vân Tiên không suy tính thiệt hơn mà "bẻ cây làm gậy", một mình chống lại toán cướp Phong Lai. Hành động ra tay tương trợ này đã thể hiện con người ngay thẳng, chính nghĩa của Lục Vân Tiên. Dù bọn cướp có hung dữ, ngang tàn thì bằng tài nghệ của mình, Lục Vân Tiên vẫn làm cho "lâu la bốn phía vỡ tan". Dẹp tan được ''lũ kiến chòm ong", Lục Vân Tiên ân cần hỏi han, an ủi hai cô gái bị nạn. Hành động dịu dàng, lễ nghĩa của Lục Vân Tiên còn thể hiện qua hành động ngăn cản Kiều Nguyệt Nga "Khoan khoan ngồi đó chớ ra" nhằm bảo vệ danh dự và thể hiện sự tôn trọng của bản thân với Kiều Nguyệt Nga. Không chỉ là con người chính nghĩa, ngay thẳng, trọng lễ nghi, Lục Vân Tiên còn là một người anh hùng hào sảng, không màng danh lợi, chàng quan niệm: Giúp người không mong đền ơn.Như vậy, qua những hành động và lời nói của Lục Vân Tiên, ta có thể thấy đây là một con người anh hùng mang tinh thần nghĩa hiệp, thấy việc bất bình ra tay tương trợ; giúp người mà không mong người trả ơn.