K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2017

Chọn đáp án: A.

Một ông đi du học ngoại quốc trở về với văn bằng tiến sĩ, nào văn chương, nào sử ký, nào pháp luật, nào kinh tế học, nào xã hội học, nào triết học, ngoài ra có cả phần y khoa bác sĩ và bằng kỹ sư cầu cống nữa. Bởi thế thiên hạ gọi ông là một “Bác học”. Nhưng người đời trọng ông bao nhiêu, thì ông lên mặt bấy nhiêu. Thậm chí với ai ông cũng chê là dốt, và ngồi với ai, dù...
Đọc tiếp

Một ông đi du học ngoại quốc trở về với văn bằng tiến sĩ, nào văn chương, nào sử ký, nào pháp luật, nào kinh tế học, nào xã hội học, nào triết học, ngoài ra có cả phần y khoa bác sĩ và bằng kỹ sư cầu cống nữa. Bởi thế thiên hạ gọi ông là một “Bác học”. Nhưng người đời trọng ông bao nhiêu, thì ông lên mặt bấy nhiêu. Thậm chí với ai ông cũng chê là dốt, và ngồi với ai, dù người ấy là người cùng nước ông cũng thao thao xổ ra những tiếng ngoại quốc và những tiếng ngoại quốc…

Bữa nọ, nhà “Bác học” đáng kính phải qua một con sông rộng bằng chiếc thuyền tam bản. Thấy anh lái đò vừa chèo vừa nghêu ngao hát, ông nhổ nước miếng xuống sông đánh phì rồi hỏi:

Anh cũng biết văn nghệ nữa à?

Anh lái đò lễ phép:

Thưa ông tôi chỉ có biết chèo đò, chớ đâu có biết văn nghệ là cái gì?

Nhà bác học nói:

Văn nghệ mà anh không biết thì anh chết nửa đời người rồi. À mà anh có biết tiếng Anh hay tiếng Pháp gì không, có biết chính trị là gì không?

Dạ, không biết!

Thế thì anh chết nửa đời người nữa rồi.

Vậy anh có biết sử ký, pháp luật, kinh tế và khoa học gì không?

Dạ thưa ông, tôi đã nói tôi là dân ngu khu đen, chỉ biết chèo đò kiếm ăn, chớ không biết gì cả…

Không biết thật sao, trời ơi như thế thì anh cũng chết nửa đời người nữa vậy!

Nói đến đây ông định thuyết thêm, nhưng trời bỗng thình lình nổi gió, nước sông cuộn sóng lên ầm ầm, mà thuyền mới lênh đênh ra giữa sông. Anh lái đò sợ một mình chèo không kịp bến, muốn nhờ nhà bác học giúp đỡ một tay cho mau chóng thoát hiểm, nên hỏi:

Dạ thưa ông biết chèo không ạ?

Nhà bác học la:

Hứ, cái anh này, chèo, tôi đâu có biết!

Anh lái đò vừa chống chỏi với phong ba, vừa cười bảo:

Dạ thì hôm nay ông chết nửa đời người rồi đấy!

Nhà bác học ta lúc đó mới cảm thấy nóng mặt nóng tay, nhưng rồi sóng càng to, thuyền càng bị đánh, bị nước ào ạt tràn vào, biết không thể nào tránh khỏi bị đắm giữa sông sâu, sóng cả, anh lái đò hốt hoảng hỏi:

Chết, chết. Thưa ông, ông biết lội (bơi) không ạ!

Nhà bác học tái xanh mặt mày lại:

Dạ thưa anh, tôi không biết lội, lạy anh, anh cứu tôi, không thì tôi nguy mất!

Anh lái đò nhìn nhà bác học đáp:

Không biết lội nữa à! Chèng đéc ơi, thế thì hôm nay ông chết cả đời người, còn gì?

0
27 tháng 6 2018

c, Liên kết câu: thời gian, con người (phép lặp)

16 tháng 10 2018

a, Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

   → Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.

   b, Câu cảm thán: " Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

   → Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.

   c, Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"

   → Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn

Cho đoạn văn sauTừ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và cái chết: sống liệu có giữ được mảnh vườn cho con mà vẫn có cái để mà ăn hay không (bán mất mảnh vườn sẽ là một trọng tội không thể tha thứ được...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau

Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và cái chết: sống liệu có giữ được mảnh vườn cho con mà vẫn có cái để mà ăn hay không (bán mất mảnh vườn sẽ là một trọng tội không thể tha thứ được của lão đối với người vợ đã khuất và đứa con đang ở xa); hay là chết thì sẽ giữ được mảnh vườn, lương tâm yên ổn? Nhưng nếu chết thì phải chết như thế nào, chuẩn bị cho nó ra sao?… Cuối cùng, lão Hạc lựa chọn cái chết. Đầu tiên lão để cho cậu vàng chết trước. Sau đó mới đến mình. Lão âm thầm chuẩn bị, dọn dẹp chu tất một con đường sạch sẽ để bước đến nhà mồ (nhờ ông giáo giữ vườn để khỏi ai tranh chiếm, nhòm ngó, gửi cầm 30 đồng bạc để cậy bà con lo liệu ma chay nếu mình có mệnh hệ gì). Lão đã chọn cái chết trong còn hơn phải sống khổ, sống nhục. Lão đã chết một cách cao ngạo và thảm khốc. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống lay lắt, héo úa....

Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

A. Phân tích tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

B. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật lão Hạc

C. Phân tích hoàn cảnh xã hội mà nhân vật được đặt vào

D. Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao

1
10 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

1 tháng 2 2015

Viên C sủi, vì khi rơi xuống nước không lâu thì nó tan trong nước nên thần chết sẽ không tìm ra!

2 tháng 2 2015

viên sủi bọt

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.Bài làm:Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc...
Đọc tiếp

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.

Bài làm:

Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc sống của con người đang bị đe dọa.Vậy nguyên nhân nào đe dọa cuộc sóng của họ:Thực chất,mọi nguyên nhân đều do chính con người tạo ra.Trong xã hội chắc chắn luôn tồn tại một số bộ phận con người xấu,vì lợi ích của mình mà hãm hại cộng đồng.Vậy những việc làm của họ như thế nào?Chúng ta đang sống trên mảnh đất này,luôn cần sự đấu tranh để sinh tồn và họ cũng vậy.Họ muốn được sống ,được giàu sang,nhàn hạ và sung sướng.Có những người họ giúp ích cho đất nước,bằng chính sức mình tạo dựng nên tương lai rạng sáng và thành quả chính là cuộc sống hạnh phúc.Nhưng còn một số phần tử nào đó trong xã hội vì lợi ích cá nhân mà gây ra bao chuyên xấu,nhất là hủy hoại môi trường.Chặt phá cây xanh,săn bắt động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao,thải rấc bừa bãi ở nhiều nơi công cộng:biển,sông ngòi ,ao,..và những hậu quả mà chúng gây ra lại rất lớn,chính là từng bước từng bước tự mình tàn phá tương lai của bản thân,những sinh vật nhỏ bé,những sinh linh bé bỏng chưa một lần nhìn thấy cuộc đời,tương lai rạng sáng đã phải ghánh chịu những dị tật bẩm sinh...vậy hỏi những sinh linh đó đã làm gì mà phải ghánh chịu những hậu quả mà con người gây ra,nó còn chưa đươc thấy thế giới bên ngoài rộng lớn đang chờ đón,vậy mà...có những đứa trẻ chưa hoàn thiện và chưa tốt về vấn đề sức khỏe chỉ biết mọi người coi nó như thực vật,một con người ngu ngốc chỉ biết cười mà không biết khóc.Không những thế,số người chết đi ngày càng một nhiều hơn vì ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe,các sinh vật chết chất đống ,theo số liệu mà ban thời sự cung cấp:số cá chết ở các biển nước ta đang ngày một nhiều hơn.Tình trạng môi trường bị ô nhiễm rất nặng,kgoong ít người bị ngộ độc mà chết,ô nhiễm môi trường không khí.Và cũng không kém phần quan trọng,tình trạng ô nhiễm ko khí ngày càng cao số người ngộ độc,tử vong tăng nhanh đến chóng mặt nguyên nhân là thiếu cây xanh trầm trọng không đủ để thanh lọc không khí.Theo sự phát triển tiên tiến của đất nước,các phương tiện giao thông đang dần được đổi mới:xe máy,ô tô,tàu hỏa...ngoài những mặt lợi thì cũng có hại khói thải tha của các phương tiện rất độc hại.Cây xanh lại bị tàn phá nặng nề nên làm cho không khí bị nhiễm độc,cây xanh hút khí cacbonic thải ra khí oxi cho con người hô hấp,nhưng tình trạng đó đã dẫn đến việc con người thiếu oxi trầm trọng.Ngoài những hậu quả do con người gây ra trên,còn có nhiều nguyên nhân khác .Nhưng trên đó cũng là số liệu quan trọng mà mỗi người chúng ta cần phải biết,hậu quả do chính mk gây ra.Cũng chínhvì vậy,chúng ta cần đề ra ngiều biện pháp để bảo vệ môi trường:tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường;sống theo hướng tích cực;không vì chính mk mà hãm hại gây ảnh hưởng đến cộng đồng;lên án,tố cáo mọi hành động tàn phá môi trường;không vứt rác thải bừa bãi;tham gia lao đọng cùng mọi người;các nhà máy,xí nghiệp nên có biện pháp để lọc khói độc hại do nhà máy thải ra;...Vì mọi người vì chính bản thân mk hãy chung tay bảo vệ môi trường,xây dựng một môi trương sống tươi đep,khỏe mạnh.Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta,tất cả mọi người hãy quan tâm đến môi trường,đặc biệt là rác thải.Hãy cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chính mk,vì tương lai ngày mai.Nếu ko muốn hủy hoại trái đất và cuộc sống của chúng ta hãy bảo vệ cuộc sống này vì mai sau.

bài này mk tự làm mong các bn nhận xét giúp mk,nhận xét thẳng lun nha.thanks nhìu

6
25 tháng 11 2016

uk

6 tháng 12 2016

Hay

26 tháng 8 2018

Trả lời:

Câu 1: Xuống đất.

Câu 2: Từ "sai".

Câu 3: Quan tài.

Câu 4: Bả bay => bảy ba. Bả chết năm 73 tuổi.

Câu 5: Điều đó cũng sẽ qua thôi.

26 tháng 8 2018

xuống đất

từ sai

cái quan tài

73 tuổi

điều đó rồi cx sẽ qua thôi