K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Điểm sáng về giáo dục, đào tạo

   Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1945), nguyên là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là một trong những người đặt nền móng đầu tiên xây dựng trường THDL Đoàn Thị Điểm, một điểm sáng về giáo dục đào tạo của Thủ đô.

   Với tinh thần dám nghe, dám làm, sáng tạo, bà đã lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nhà trường phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đào tạo. Hiện nay trường đã có 2 cơ sở với 108 lớp, 3.176 học sinh và 374 cán bộ, giáo viên và trở thành một trong những trường dân lập lớn nhất của Thủ đô.

   Bà Hồ Hương Nam - Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (sinh năm 1932), nguyên là giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cũng có cách cống hiến thật đáng trân trọng. Sau khi nghỉ hưu, bà tham gia công tác tại phường Yên Phụ (làm Chi hội trưởng Hội phụ nữ khu dân cư 10 năm, tham gia tình nguyện viên công tác xã hội sau cai nghiện tái cộng đồng xã hội, tham gia Hội người cao tuổi, BCH Hội khuyến học phường, Chi hội trưởng Hội khuyến học khu dân cư).

   Năm 1997, bà đã mở lớp học tình thương ở khu dân cư số 6. Lúc đầu là dạy cho các cháu trên địa bàn phường sau đó là các cháu trên địa bàn quận. Học sinh của bà đều thuộc dạng khuyết tật như trẻ em câm, điếc bẩm sinh, trẻ em tự kỷ, bệnh down…

2 tháng 4 2022

Refer

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là người huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Vào bộ đội năm 1949, đến năm 1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông làm tiểu đội trưởng một đơn bị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, ông chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo bị đứt, khẩu pháo lao quá nhanh, ông hô đồng đội "thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo" và ông đã lấy thân mình chèn bánh xe, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực. Tô Vĩnh Diện đại diện cho lớp chiến sĩ hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

2 tháng 4 2022

3 đến 5 câu thôi nhe

 

24 tháng 1 2018
Trong lịch sử nước ta ,trận đánh điện biên phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tôc. trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất là anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh ở Him Lam , anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ , cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta
24 tháng 1 2018

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

10 tháng 9 2018

Cửa Ngọ Môn

   Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.

7 tháng 5 2018
nỏ bít cái nào cả
7 tháng 5 2018

Tử Cấm Thành

Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

25 tháng 2 2022

tham khảo:

Vị dũng sĩ mà em muốn nhắc đến chính là người bạn cùng lớp - Nguyễn Tuấn Anh. Đó là một người bạn rất hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Cậu đã được chúng em đặt cho biệt danh là “dũng sĩ tí hon”. Lý do của biệt danh đó xuất phát từ câu chuyện xảy ra vào chủ nhật tuần trước. Trên đường đi học về, chúng em tình cờ nhìn thấy một bạn nhỏ bị ba anh học sinh cấp hai bắt nạt. Cả nhóm dù cảm thấy rất bất bình nhưng không ai dám ra ngăn vì họ trông rất cao to, hung dữ. Khi cả nhóm còn đang bàn tán xem nên làm gì, thì Tuấn Anh đã bước đến. Cậu đã yêu cầu các anh học sinh dừng lại hành động của mình. Nhưng các anh ấy đã cười, rồi chửi mắng Tuấn Anh là thật to gan và định ra tay đánh cậu. Nhưng Tuấn Anh đã hạ gục họ chỉ bằng vài động tác võ rất mạnh mẽ. Cuối cùng, cả ba anh đó đã phải xin lỗi, trả lại món đồ cho bạn nhỏ. Sau đó, chúng em chạy đến dành cho người bạn của mình những lời ca ngợi. Biệt danh “dũng sĩ tí hon” bắt đầu từ đó. Nhưng dù vậy, điều khiến em cảm thấy ngưỡng mộ chính là tấm lòng dũng cảm của cậu.

24 tháng 1 2018

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.
Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc của một văn bản nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt như sau:
Mở bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Thân bài: Tiếp theo đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

Kết bài: Phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đi tới thành công.

Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.

Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.

Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài vàn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Làm đi

24 tháng 1 2018

xin loi mink nhầm

15 tháng 2 2022

E tham khảo trc nhé: Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.

a đang viết ra =)

15 tháng 2 2022

Người công dân gương mẫu mà hôm nay tôi muốn kể với mọi người đó chính là chú Ba. Chú quả là tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi và noi theo. Nhà chú khá là nghèo, không vì thế chú vẫn quyên góp để giúp mọi người có thức ăn vượt qua Covid. Khi cả nước đang rơi vào bệnh dịch Covid 19 nguy nan , chú lại chẳng ngại góp chút công sức của riêng mình. Chú tình nguyện tham gia đóng chốt ở đầu làng để kiểm soát người ra vào làng. Hơn thế, chú còn tặng cho UBNN xã số tiền tích góp 10 triệu đồng của mình để phòng chống dịch. Hành động ấy của chú quả đáng để cho chúng ta ngưỡng mộ biết bao.

(Em NS ko đc chép mạng thì cj trl ch này e cx đừng i hệt lại nhé:))