K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2017

Lớp kịch gồm hai cảnh:

+ Cảnh 1 là lời thoại của ông Giuốc - đanh và bác phó may

+ Cảnh sau là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc - đanh và tay thợ phụ

25 tháng 11 2019

Chọn đáp án: C

1 tháng 5 2018

Tác giả: Mô-li-e

Kể lại cảnh lúc ông Giuốc đanh mặc lễ phục với nhiều tình tiết gây hài

Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tác cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười

12 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

17 tháng 6 2018

trả lời :

Lớp kịch được chia thành hai cảnh : - Cảnh đầu có bốn nhân vật ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh này, nhân vật ít hơn và chủ yếu là lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may. - Cảnh hai nhộn nhịp hơn cảnh trước bởi vì ngoài bốn nhân vật vẫn có mặt ở cảnh đầu còn thêm bốn tay thợ phụ nữa. Cảnh hai, mặc dù chỉ có hai nhân vật nói với nhau là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (người mang lễ phục đến), nhưng ta hình dung cả bốn tay thợ phụ kia cũng xúm xít vây quanh, dò vậy ông Giuốc- đanh như là nói với cả tốp thợ năm người. Hơn nữa, cảnh trước chủ yếu chỉ là những lời đối thoại, cảnh sau, ngoài đối thoại còn có các cử chỉ, động tác, âm thanh : các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh, cảnh nhảy múa và âm nhạc rộn ràng. Do vậy, cảnh này sôi động hơn cảnh trước.

hok tốt

18 tháng 10 2017

Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Mô-li-e (1622 - 1673) là nhà viết hài kịch Pháp, tên thật là Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh (Jean Baptiste Poquelin); sinh ở Pa-ri. Cha là Giăng Pô-cơ-lanh, một nhà buôn thảm giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. Thời trẻ, học ở Cléc-mông rồi học luật, thường lui tới các nhóm văn nghệ sĩ và chịu ảnh hưởng của triết học Đề-các và triết học Ga-xăng-đi;

lấy tên Mô-li-e năm 1644, từ chối ý định của cha muốn ông tiếp tục chức vụ hầu cận nhà vua, và bước vào nghệ thuật sân khấu. Ông cùng nhóm của nghệ sĩ Ma-đơn-len Bê-gia thành lập một đoàn kịch, ra mắt công chúng 1644. Thất bại ở Pa-ri, đoàn kịch đóng cửa; một thời gian sau, đi diễn ở các tỉnh nhỏ trong 13 năm trời. Mô-li-e thay Bê-gia phụ trách đoàn kịch, đồng thời đóng kịch và viết vở. Thời gian này đào tạo Mô-li-e trở thành một nhà viết hài kịch có tài, một nghệ sĩ sân khấu xuất sắc. Danh tiếng Mô-li-e lừng lẫy. Ông cùng đoàn kịch trở về Pa-ri năm 1658. Mùa kịch 1658-1659, Mô-li-e cho diễn vở Những ả cầu kì rởm được hoan nghênh nhiệt liệt. Người xem không những được dự những cảnh hết sức vui nhộn, được thưởng thức tài năng lỗi lạc của nghệ sĩ Mô-li-e, mà chủ yếu còn thấy ở vở kịch một sức mạnh mới: vở kịch mang tính tư tưởng sâu sắc; nó phê phán gay gắt giai cấp quý tộc rởm đời. Từ đấy, Mô-li-e bước vào cuộc đời nghệ sĩ vinh quang và đầy tính chiến đấu. 1663, cho diễn vở Trường học làm vợ công kích chính sách giáo dục phụ nữ tàn nhẫn của Nhà thờ muốn biến người đàn bà thành nô lệ cho chồng; vở kịch mang nội dung nhân văn chủ nghĩa của thời đại, dựa trên triết lí tự nhiên. Vì vậy, tác giả bị Nhà thờ hằn thù, mưu toan nhiều việc xấu xa để làm hại ông. Để trả lời, Mô-li-e cho diễn Phê bình "Trường học làm vợ" và Kịch ứng diễn ở Véc-xai, trong đó ông trả lời đích đáng kẻ thù và trình bày những quan niệm của ông về hài kịch. Hai vở này góp một phần quan trọng vào lí luận văn học cổ điển mà Mô-li-e là một người vun đắp và xây dựng. 1664, được biết Mô-li-e sắp diễn vở Tác-tuýp, Nhà thờ và Hồng y giáo chủ Pa-ri trực tiếp can thiệp, cấm công diễn. Sau năm năm trời đấu tranh chống mọi âm mưu hèn hạ của kẻ địch và sau mấy lần sửa chữa vở kịch, Mô-li-e được vua cho phép diễn Tác-tuýp. Một cuộc tranh luận gay gắt diễn ra: Tác-tuýp là ai? Bọn quý tộc và Nhà thờ lên án Mô-li-e chế giễu "toàn bộ Nhà thờ" và đòi thiêu đốt tác phẩm và cả tác giả nữa. Trong khi đó, Mô-li-e cho diễn Đông Gioăng (1665) dựa theo một truyền thuyết dân gian Tây Ban Nha về một gã đại quý tộc sa đoạ và tàn nhẫn; đây là một tác phẩm táo bạo, có một sức hấp dẫn đặc biệt, đặt vấn đề tôn giáo và chủ nghĩa duy vật. Người ghét đời (1667) là một bức tranh sâu sắc và đầy đủ về đời sống tinh thần và đạo đức sa sút ở cung đình. Những "bức chân dung" sinh động trong Người ghét đời có thể là đề tài của nhiều vở kịch có tính cách hài hước. Từ 1668, Mô-li-e tỏ một tài năng lỗi lạc, đa dạng, không ai sánh kịp trong lĩnh vực hài kịch.ác-pa-gông trong Lão hà tiện (1668), là một nhân vật phức tạp, cổ hủ, một tai hoạ cho gia đình và xã hội. Ông Giuốc-đanh trong Ông tư sản quý tộc (1670) là một mẫu người tư sản của thời đại, mù quáng chạy theo bả quý tộc; vở kịch còn phê phán bọn quý tộc sa sút về mọi mặt. Sức khoẻ của Mô-li-e giảm sút nhanh chóng. Tác phẩm cuối cùng của ông, Người bệnh tưởng(1673) là một vở hài kịch lớn, trong đó tác giả phê phán những kẻ hủ lậu, khư khư bám lấy những tín điều Trung cổ đã lỗi thời, không chịu chấp nhận những phát minh mới của khoa học. Buổi diễn lần thứ tư vở Người bệnh tưởng (Mô-li-e đóng vai ác-gông), khi nói đến chữ "juro" trong lớp cuối cùng, Mô-li-e lên cơn đau nặng. Sau buổi diễn, về đến nhà, ông khạc ra máu và chết lúc mười giờ tối. Nhà thờ trả thù, không cho mai táng ở nghĩa trang Xanh Ơ-xta-sơ. Nhờ có vua Lui XIV can thiệp, Mô-li-e được chôn cất ở nghĩa trang Xanh Giô-dép, vào lúc đêm tối. Các bạn của ông, tay cầm đuốc, đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Cuộc đời Mô-li-e là cuộc đời chiến đấu của một nghệ sĩ dũng cảm. Luôn luôn ông đứng về phía nhân dân chống lại những lực lượng phản động, Nhà thờ, quý tộc, tầng lớp tư sản lạc hậu muốn kìm hãm xã hội trong ngu dốt, nô lệ. Mô-li-e chiếm một vị trí lớn trong lịch sử văn học Pháp. Ông là cha đẻ của hài kịch Pháp; ông đưa hài kịch của nước ông từ chỗ chỉ là những kịch hề hoặc những kịch vui nhộn ngoại lai kiểu hài kịch ý thế kỉ XVI, lên một nền hài kịch mang tính tư tưởng sâu sắc, dựa trên truyền thống dân tộc. Kịch Mô-li-e thấm nhuần tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ - chủ nghĩa duy lí Đề-các, một phần chủ nghĩa duy vật Ga-xăng-đi. Kịch của ông có tính chất triết học rõ rệt, nó là tiếng nói của lương tri thời đại và của nhân dân. Mô-li-e phản ánh những vấn đề xã hội lớn của thế kỉ ông. Ông là một nhà văn gắn chặt với thời đại mình và biểu hiện thời đại ấy bằng nghệ thuật sân khấu. Ông phê phán thứ văn hoá cầu kì của quý tộc, những lề thói sống giả dối, hèn hạ của bọn quý tộc lớn nhỏ nơi cung đình; ông công kích chính sách ngu dân của Nhà thờ. Ông chế giễu những đầu óc hẹp hòi, gia trưởng, lạc hậu, bảo thủ, không chịu tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của khoa học. Kịch của ông còn nhiều ảo tưởng về con người, về sự cải tạo con người và xã hội. Hài kịch của Mô-li-e mang tính hiện thực sâu sắc; nó linh hoạt, sôi nổi, là bức tranh rộng lớn của cung đình và thành thị lúc bấy giờ. Nhân vật của ông có những nét chung của thời đại, đồng thời những nét cá thể đậm sắc. Tài năng diễn viên Mô-li-e làm cho sân khấu Pa-ri sôi động với một nghệ thuật hài hước linh hoạt. Mô-li-e là một người hề vĩ đại. Cái cười của Mô-li-e có đủ cung bậc: vui, nhộn, dí dỏm, chế giễu, chua chát, cay độc. Ông sáng tạo cái cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa xã hội lớn.

Mô-li-e là một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa cổ điển Pháp - bằng sáng tác và những vở kịch có tính lí luận về văn học, nghệ thuật của ông. Ông có công đóng góp vào việc xây dựng nên lí thuyết của chủ nghĩa cổ điển mà nền tảng là triết học duy lí Đề-các kết hợp với triết học Ga-xăng-đi. Phản ánh chân thực cuộc sống, đi sâu vào tâm lí nhân vật, đấu tranh chống "văn hoá" Trung cổ hủ bại, kịch Mô-li-e là tiếng nói của tầng lớp tư sản tiến bộ của nhân dân và chủ nghĩa nhân văn thế kỉ XVII.

Đỗ Đức Hiểu

      (Từ điển văn học, tập một, Sđd)

2. Thể loại

Hài kịch là "Thể loại kịch trong đó có tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cáo lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Hài kịch cho đến thế kỉ XVII được coi như là thể loại đối lập với bi kịch, và tác phẩm của nó kết thúc nhất thiết phải có hậu.

Hài kịch, như trên đã nói, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối lập với lí tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật của hài kịch thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch. Cái tính cách trong hài kịch thường được mô tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tỉnh, nhất là những nét gây cười. Phạm vi phản ánh của hài kịch hết sức rộng lớn: từ những vấn đề chính trị xã hội đến những thói xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Trong hài kịch cũng có thể mô tả nỗi đau khổ của con người, song chỉ có thể cho phép ở một mức độ nhất định cho nỗi đau không lấn át cái cười để từ đó hài kịch chuyển thành chính kịch.

Hài kịch ra đời rất sớm, gần như đồng thời với bi kịch. A-ri-xtô-phan (khoảng 445 - 385 trước Công nguyên) nhà viết kịch Hi Lạp cổ đại được coi là "cha đẻ" của hài kịch.

Do nội dung, tính chất, cung bậc của tiếng cười, hài kịch chia thành nhiều tiểu loại khác nhau như hài kịch tính cách, hài kịch tình huống, hài kịch sinh hoạt, hài kịch trào phúng, v.v.

Cho đến nay, những tác phẩm của nhà hài kịch vĩ đại người Pháp Mô-li-e (1622 - 1673) được coi là hình thức cổ điển của thể loại hài kịch". (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992).

3. Đoạn trích

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lớp kịch này được chia làm hai cảnh, dấu hiệu nhận biết trên văn bản là đoạn chỉ dẫn sân khấu "Bốn tay thợ phụ bước vào...". Cả hai cảnh này đều diễn ra trong không gian phòng khách nhà ông Giuốc-đanh - nhân vật chính. Không khí kịch càng về sau càng sôi động, cho đến cuối cảnh sau thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt. Trên văn bản, ta thấy ở cảnh trước gồm những lời thoại của hai nhân vật: ông Giuốc-đanh và bác phó may; cảnh sau là những lời đối thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Cảnh trước, trên sân khấu xuất hiện bốn nhân vật (ông Giuốc-đanh và một gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục). Cảnh sau, xuất hiện thêm bốn tay thợ phụ nữa. Cảnh trước, ông Giuốc-đanh và bác phó may đối thoại với nhau. Cảnh sau, ông Giuốc-đanh nói với một tay thợ phụ "mang lễ phục”, xuất hiện từ cảnh trước nhưng xung quanh ông là cả bốn tay thợ phụ đến sau đang xúm vào để giúp ông thử lễ phục mới nên như là nói với cả bọn. Thêm nữa, cảnh trước cử chỉ, động tác của các nhân vật ít hơn (chỉ là những cử chỉ, động tác kèm theo đối thoại của hai nhân vật), đến đoạn sau các thợ phụ nhộn nhịp cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh... Thêm nữa, khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục còn có cả nhảy múa và âm nhạc !

2. Ở cảnh đầu của lớp kịch, tính cách của Giuốc-đanh thể hiện trong đối thoại với bác phó may. Nào là chuyên đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ song chủ yếu là chuyện xoay quanh bộ lễ phục mới, với những bông hoa ngược! Làm sao mà biết được là do bác phó may dốt, do sơ suất hay cố ý may thành những bông hoa ngược? Chỉ biết rằng chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này. Khổ một cái, cái bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Kịch tính được đẩy lên khi bác phó may liên tiếp ra đòn: "Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà", "xin ngài cứ việc bảo". Sợ cơ hội làm sang sẽ tuột mất, ông Giuốc-đanh cứ chối đây đẩy: "Không, không", "tôi đã bảo không mà". Rồi lại chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Song bác phó may đã nắm chắc điểm yếu của đối phương, chỉ cần bác lảng sang chuyện thử bộ lễ phục mới là ông Giuốc-đanh chẳng còn để ý đến chuyện ăn bớt vải nữa. Chẳng thế mà bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo may bằng vải ăn bớt của ông Giuốc-đanh đến nhà ông Giuốc-đanh.

3. Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta. Nếu anh này cứ gọi ông Giuốc-đanh như thông thường (ông hoặc ngài) thì đã không có chuyện gì xảy ra (và chắc cũng không được tiền uống rượu). Đằng này lại xưng tôn là "ông lớn", lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là y được thưởng vì tiếng "ông lớn" sang trọng ấy. Tay thợ phụ ranh ma này nắm thóp được ông Giuốc-đanh thì liên tiếp tung ra những câu nịnh hót để moi tiền. Và y đã rất thành công. Những tiếng "cụ lớn", rồi "đức ông" đều đem lại cho y tiền thưởng. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (Nó như thế là phải chăng, nếu không ta không mất tong cả tiền cho nó thôi) mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào.

4. Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc-đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng... qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

 

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tóm tắt

Nhân vật chính của vở kịch là ông Giuốc-đanh, con một nhà buôn giàu có, dốt nát và quê kệch nhưng lại có thói học đòi, muốn làm sang; do vậy bị bọn nịnh hót lợi dụng để moi tiền và ông đã mắc lừa bởi chính thói hợm hĩnh của mình.

2. Cách đọc

 

Chú ý đọc giọng đối thoại theo vai, dựa trên cơ sở đặc điểm, tính cách từng nhân vật trong đoạn trích.

22 tháng 11 2017

Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.

31 tháng 8 2017

Phương thức biểu đạt: tự sự