Dựa vào sơ đồ (trang 135 - SGK), em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)
Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:
- Đối với hoạt động sản xuất:
+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.
+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đối với đời sống xã hội:
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.
Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Bởi vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cần đối với các ngành sản xuất vật chất.
- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của dân cư đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng với cơ cấu các ngành dịch vụ. Ví dụ, như nước ta, dân đông, tỉ lệ trẻ em ở tuổi đi học cao, thì các ngành giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở,... phải được ưu tiên phát triển, Sự phân bố mạng lưới các điểm dịch vụ cũng phụ thuộc vào sự phân bố dân cư.
+ Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn đã ra những yêu cầu gay gắt đối với các ngành dịch vụ. Môi trường thành phố là môi trường nhân tạo, phần lớn các nhu cầu của dân cư được đáp ứng do các nguồn từ bên ngoài vào (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt, ..). Dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, và hoạt động dịch vụ cũng, cực kì phức tạp Bên cạnh đó, các thành phố, thị xã còn là các trung tâm dịch vụ đối với các vùng lân cận, thậm chí còn mang ý nghĩa vùng.
+ Trong một khu dân cư, các điểm dịch vụ phục vụ nhu cầu hằng ngày của nhân dân (ví dụ các điểm thương nghiệp bán lẻ, ăn uống công cộng, trường cấp 1, trường mẫu giáo, trạm xá) cần được phân bố sao cho bán kính phục vụ hẹp hơn so với mạng lưới các điểm dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chcíi niẩi Irí, các trường cấp 3, bệnh viện chuyên khoa,...
+ Dân cư ở phân tán thành những làng nhỏ, thưa thớt gây khó khăn cho việc đặt các điểm dịch vụ và khai thác chúng, đặc biệt là các vùng núi, giao thông vận tải khó khăn (ví dụ: có thể rõ ràng quyết định lập một trường cấp cho một làng có 4 - 5 nghìn dân, nhưng thật khó khăn nếu phải lập một trường cấp 1 cho một bản chỉ vài ha trăm dân).
- Truyền thống văn hóa, phong tục lập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lớn chức dịch vụ.
- Mức sống, và thu nhập thực tế của nhân dân quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ, và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:
- Vị trí địa lí:
+ Nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bậc nhất là địa hình, khí hậu.
+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
- Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải, đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.
+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị): ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
+ Khoa học – công nghệ: ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.
+ Vốn đầu tư và chính sách: tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
Bài 11 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Học trực tuyến
vào đây tham khảo nk pn
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.