Sau khi đọc bài văn “Ca Huế trên sông Hương”, em biết thêm gì về vùng đất này?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hiểu biết thêm về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Huế nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình và nhạc cụ.
- Nghe ca Huế trên thuyền rồng sông Hương là nét lãng mạn, thơ mộng
Dân ca Huế rất đa dạng và phong phú với đầy đủ thể loại như hò, điệu lí, điệu nam,.. mỗi bản nhạc đều là kết tinh của tất cả ước mong, khát vọng của những con người gắn bó máu thịt với vùng đất Huế.
- Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam.
- Hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng
- Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn
- Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi
CA HUẾ SÂU SẮC THẤM THÍA VỀ TÌNH CẢM , PHONG PHÚ VỀ NÀN ĐIỆU MANG ĐẬM BẢN SẮC TÂM HỒN .NÓ LÀ CÁI NÔI CỦA DÂN CA VIỆT NAM . CA HUẾ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ DÒNG CA NHẠC DÂN GIAN VÀ CA NHẠC CUNG ĐÌNH NHÃ NHẶN TRANG TRỌNG VÀ UY NGHI LÀ SỰ KẾT HỢP HÀI HÒA .
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế – nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.
Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã dạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.
Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.
Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lí giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yêu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.
Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.
Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.
Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.
Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế – ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.
Dài nhỉ chúc pạn học tốt
Làn điệu dân ca cổ truyền cùng các loại hình sân khấu từ lâu trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, vùng miền. Vĩnh Phúc là tỉnh còn lưu giữ nhiều làn điệu truyền thống đặc sắc, song do công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn nên các làn điệu truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Về Trung Mỹ (Bình Xuyên), chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Văn Thành kể nghe nhiều câu chuyện về những người say hát Soọng cô, say đến quên ăn, quên ngủ. Ông Thành cho biết, Soọng cô là làn điệu dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Người Sán Dìu có thể nhịn ăn một ngày nhưng không thể nhịn hát trong một giờ. Khi đi chợ, làm đồng cho tới lúc ở nhà, người Sán Dìu đều hát, khi thì hát thành tiếng, khi lại chỉ hát lẩm nhẩm, thì thầm như sợ người khác nghe thấy. Có ông Quán ở thôn Trung Mầu say hát đến nỗi, mỗi ngày, ông đều thức dậy từ 4 giờ sáng để tập hát, tập cho đến lúc mặt trời bắt đầu lên trên ngọn núi sau nhà, ông Quán mới ra đứng trước mái hiên để ngóng bạn chơi. Bạn của ông Quán là ông Truyền, ông Man, cũng đều là những người say hát, họ tụ tập ngồi hát đến trưa, đến chiều không biết chán. Đã thế, đến tối, họ lại kéo đến nhà nhau hát cho tới nửa đêm mới về.
Trước kia, những người mê hát Soọng cô ở Trung Mỹ thường tập hợp theo từng nhóm đơn lẻ, nhưng vài năm trở lại đây, do nhu cầu cấp thiết cần phải bảo tồn làn điệu truyền thống của dân tộc, mỗi thôn đã thành lập CLB hát Soọng cô và sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Ở Trung Mỹ, CLB hát Soọng cô thôn Trung Mầu thành lập từ năm 2012, hiện có 60 thành viên, tất thảy đều say mê hát. Không chỉ sinh hoạt tại địa phương, nhiều thành viên trong CLB còn đi thi hát với các CLB ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn... Phong trào giao lưu văn nghệ mang tính tự phát, nên các thành viên cùng góp tiền, thuê xe rồi cử một số thành viên tiêu biểu trong CLB đi giao lưu với tỉnh bạn. Bà Dương Thị Sinh, cựu thành viên cốt cán trong CLB thôn Trung Mầu cho biết, đoàn thường đi từ sáng đến tối, thậm chí là đi qua đêm đến sáng hôm sau mới về. Khi giao lưu, già trẻ gái trai đều hăng say hát, dẫm lên cả đám cỏ mà hát, bị kiến đốt vẫn cứ hát. Lúc Đoàn chủ nhà bưng cơm ra, các thành viên hát mời cơm tới 30 phút khiến cơm canh đều nguội cả. Lúc về nhà, mọi người còn nhớ nhung, lưu luyến nhau nên tiếp tục gọi điện thoại cả giờ đồng hồ để hát tiếp, đến nỗi hết sạch tiền trong tài khoản. Thấy tôi thắc mắc không hiểu vì sao người Sán Dìu lại mê hát Soọng cô đến vậy, bà Sinh lý giải: “Hát Soọng cô là hình thức hát đối đáp nhau, vừa để tìm hiểu, vừa để trổ tài. Nếu đội bạn hát mà đội mình không đối lại được thì các thành viên rất buồn. Do đó, về nhà phải tập thật nhiều bài hát mới để hôm sau hát đối lại, phải hát cho đến khi nào thắng mới thôi”. Bà Sinh tập hát Soọng cô từ lúc 15 tuổi, đến nay, hơn 30 năm, bà không thể nhớ mình học thuộc lòng tất cả bao nhiêu bài hát nữa.
Thôn Cổ Tích (xã Đồng Cương, Yên Lạc) cũng có những người mê hát, say hát như ở Trung Mỹ. Thể loại âm nhạc mà họ yêu thích nhất là chèo. Một lần về Cổ Tích, tôi được nghe các thành viên trong đội chèo của thôn trình diễn tiết mục “cây cau con trồng” rất xúc động. Ông Nguyễn Văn Thư, Phó Chủ nhiệm CLB văn nghệ thôn Cổ Tích cho biết, các thành viên trong CLB, đặc biệt, các cụ già trên 60 tuổi đều “nghiện” chèo như nghiện thuốc phiện. Tối đến, cơm nước xong là các cụ tụ tập tại nhà văn hóa thôn để hát. Đêm đến, nhiều cụ không ngủ được lại mở đài nghe hát chèo trên kênh VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài những lúc vui vầy bên con cháu, văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của các cụ.
Làn điệu cổ truyền của mỗi dân tộc không chỉ là lời ca tiếng hát để mua vui, giải trí, trên hết, nó thể hiện hồn phách, trí tuệ được kết tinh qua hàng ngàn, hàng vạn năm. Ông Lưu Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ chia sẻ: “Làn điệu Soọng cô là vốn văn hóa quý giá của dân tộc Sán Dìu, nếu không truyền dạy sẽ mai một. Ngày nay, nhiều người trẻ ở Trung Mỹ không biết hát Soọng cô, đa số thích hát và nghe nhạc hiện đại hơn. Những người mê hát Soọng cô chủ yếu trên 50 tuổi, họ thường dạy hát cho con cháu nhưng không mấy người tiếp thu được. Các CLB hát Soọng cô thành lập một cách tự phát, thiếu kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB thường tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập, đóng góp kinh phí duy trì hoạt động CLB.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh rất nhiều CLB văn nghệ còn giữ được các làn điệu dân ca truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các CLB hoạt động tự phát, không có sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí và định hướng bảo tồn các làn điệu truyền thống. Bà Nguyễn Thị Diện, Trưởng Ban Quản lý di tích, Sở VH- TT & DL cho biết, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011 - 2013, Sở VH, TT & DL giao cho Ban Quản lý di tích thực hiện kiểm kê lại các di tích văn hóa phi vật thể (trong đó có các làn điệu dân ca cổ truyền) nhưng đến nay mới tiến hành kiểm kê xong 4 huyện, thị (Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên), các địa phương còn lại chưa thực hiện kiểm kê do còn thiếu kinh phí. Công tác vinh danh nghệ nhân tiêu biểu trong quần chúng chưa được thực hiện, đa số người dân chưa phân biệt được các hình thức, thể loại tác phẩm âm nhạc truyền thống, công tác bảo tồn các làn điệu dân ca cổ truyền gặp nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Thị Diện, trong những năm tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nhất là bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, tăng cường mở lớp tập huấn các loại hình hát ca trù, chầu văn, hát xoan, chèo… hoặc tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ, đầu tư kinh phí tiếp tục thực hiện các dự án kiểm kê, hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.
Bạn có thể tra gogle : http://tailieuvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-ca-hue-tren-song-huong-cua-ha-anh-minh/
Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế trở thành ấm thực cung đình mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. Và chỉ khi nghe người Huế hát nhạc Huế bằng giọng điệu ngọt ngào, say đắm rồi lênh đênh trên dòng sống Hương bốn bề yên tĩnh trong đêm, người ta mới cảm nhận được một Huế đúng chất của nó.