K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2018

- Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết, bởi vì, qua hành vi ứng xử của bạn Tuyết:

     + Cử chỉ đứng nép vào cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp là thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị.

     + Chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi. Đó là một hành vi thể hiện sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy - trò, đồng thời cũng thể hiện bạn Tuyết biết ứng xử lịch sự, tế nhị.

30 tháng 7 2018

Em đồng tình với việc làm của Tuấn.

Bởi vì, bố mất sớm, mẹ vất vả tần tảo nuôi hai anh em, ông bà nội già yếu ở quê, Tuấn hiểu hoàn cảnh của gia đình mìnhệ Tuấn đã tự giác nhận trách nhiệm chăm sóc ông bà thay cha mẹ, chứng tỏ Tuấn là người con, người cháu ngoan hiền, hiếu thảo, việc làm của Tuấn thật đáng trân trọng; là con cháu, phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Em không đồng tình với việc làm của anh con trai cụ Lam, việc làm đó đáng lên án và chê trách, anh ta là một người con bất hiếu. Sự bất hiếu của anh ta sẽ bị người đời cười chê.

31 tháng 3 2019

a) Nam có thể có những cách ứng xử sau:

   - Đỡ bạn nữ dậy hỏi thăm và xin lỗi bạn đó.

   - Coi như không có gì và chơi tiếp.

   Nếu em là Nam em sẽ chọn phương án một là đỡ bạn nữ dậy rồi hỏi thăm và xin lỗi bạn nữ đó. Điều đó thể hiện được phép lịch sự của mình.

  b) Hoa có những cách ứng xử sau:

   - Kệ Minh và không thông báo gì cả, việc nhà quan trọng hơn.

   - Thông báo cho Minh là gia đình có việc bận đột xuất nên không thể đến chung vui được và xin lỗi.

   Nếu em là Hoa em sẽ chọn phương án hai bởi điều đó thể hiện được sự tôn trọng của Hoa với Minh.

Em đồng tình với cách ứng xử nào trong các tình huống dưới đây? Vì sao?1. Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.Cách ứng xử của Hùng:- Hùng đẩy lại Huy.- Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy.2. Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những...
Đọc tiếp

Em đồng tình với cách ứng xử nào trong các tình huống dưới đây? Vì sao?

1. Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.

Cách ứng xử của Hùng:

- Hùng đẩy lại Huy.

- Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy.

2. Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.

Cách ứng xử của Vân:

- Vân ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.

- Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn.

Em còn cách ứng xử nào khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực?

1
D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.

Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.

Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.

Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.

- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.

+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới

Xử lí tình huốngTình huống 1: Trên đường đi học, Vinh và Thông thấy bạn Tuấn học cùng lớp đang bị hai bạn khác bắt nạt. Vinh muốn giúp Tuấn nhưng chưa biết làm cách nào. Thông liền ngăn Vinh vì sợ rắc rối.Câu hỏi:a. Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh hay Thông? Vì sao?b. Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ làm gì?Tình huống 2: Hằng và Nhung là đôi bạn thân. Tuần trước, trong giờ kiểm tra Toán, Nhung không cho Hằng...
Đọc tiếp

Xử lí tình huống

Tình huống 1: Trên đường đi học, Vinh và Thông thấy bạn Tuấn học cùng lớp đang bị hai bạn khác bắt nạt. Vinh muốn giúp Tuấn nhưng chưa biết làm cách nào. Thông liền ngăn Vinh vì sợ rắc rối.

Câu hỏi:

a. Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh hay Thông? Vì sao?

b. Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Hằng và Nhung là đôi bạn thân. Tuần trước, trong giờ kiểm tra Toán, Nhung không cho Hằng chép bài và yêu cầu bạn phải suy nghĩ tự làm. Từ đó, Hằng giận và không chơi với Nhung nữa vì cho rằng Nhung là người bạn không tốt.

Câu hỏi:

a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hằng không? Vì sao?

b. Nếu là Nhung, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Tuấn và Giang là đôi bạn thân cùng xóm. Từ ngày mẹ mất, gia đình Tuấn lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tuấn cảm thấy tự tỉ và luôn tránh mặt Giang.

Câu hỏi: Nếu là Giang em sẽ làm gì?

1
4 tháng 8 2023

TH1: 
a. Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh. Vì hành động bạn nạt bạn của các bạn kia là sai trái, cần được ngăn chặn.
b. Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ: ngăn hai bạn kia bắt nạt Tuấn. nếu không được, em sẽ gọi người lớn đến giúp đỡ rồi hôm sau trình báo lại với giáo viên.
TH2:
a. Em không đồng ý với suy nghĩ của Hằng không. Vì mỗi người cần phải có ý thức tự giác học tập. hành động chép bài của bạn là sai trái, không tốt.
b. Nếu là Nhung, em sẽ giải thích cho bạn hiểu để bạn tự làm.
TH3:
Nếu là Giang em sẽ: chủ động đến nhà chơi với Tuấn,cùng trò chuyện với bạn ấy nhiều hơn.

12 tháng 6 2023

Em không đồng tình với ý kiến của bạn An. Vì uống nước nhiều sẽ gây gánh nặng cho thận.

25 tháng 6 2018

- Theo em, Bình có thể có 2 cách ứng xử trong tình huống đó:

   + Bình sẽ chép bài của Toàn và tự hứa lần sau sẽ học bài cẩn thận.

   + Bình cảm ơn lòng tốt của Toàn nhưng kiên quyết không chép bài của bạn.

   - Nếu là em thì việc chép bài của Toàn là có thể và tự hứa với lòng mình lần sau sẽ học bài. Nhưng nếu lần này chép bài của bạn thì lần sau vẫn có thể sẽ chép bài của bạn tiếp. Do đó, ta cần trung thực trong học tập trong trường hợp này để cảnh cáo, răn đe chính mình.

5 tháng 1 2017

Hai bạn đều có những ý kiến riêng cũng như không ai chịu khuất phục ai. Nhưng điều mà hai bạn quan tâm đều đúng đó là: sự thật, lợi ích và tình bạn dài lâu. Sự thật lợi ích là gì? Đó là sự giữ gìn, quý trọng lời ăn tiếng nói việc làm khỏi sự dối trá , ý của Hòa rất đúng : Bỏ qua tất cả lỗi của bạn sẽ hại bạn khiến cho bạn không phân biệt được đúng sai, còn nói ra sự thật không những giúp bạn biết được lỗi mà còn giúp mình hoàn thiện bản thân và tự mình rèn luyện cho mình tính trung thực , nhưng thế chưa đủ. Đến đây ta thấy được ý của bạn Hiền cũng có ý đúng , tuy phải giữ được sự thật nhưng phải giữ được tình bạn quý giá. Thế làm thế nào để đạt được hai mục đích trên? Nếu ta suy nghĩ 1 chút sẽ ra ngay: Khi nắt gặp bạn mình mắc lỗi ta đừng ngần ngại mà hãy nhắc nhở ngay nhưng chúng ta hãy chú ý đến cách nói đừng vội cáu gắt hay chửi um lên mà hãy hỏi bạn ấy tại sao lại làm vậy, cố gắng hiểu được tâm trạng của bạn để từ đó ta giúp bạn hiểu được lỗi sai cũng như cách giải quyết , khắc phục nó hay chúng ta sẽ giải quyết 1 cách khéo léo hơn: Đừng vội nói ra với người lớn (nếu nằm trong tầm kiểm soát) và bạn bè biết mà hãy nói chuyện riêng với bạn ấy 1 cách nhẹ nhàng "tình củm" thì không những bạn ấy hiểu được cái sai của bản thân mà chúng ta cũng như lớn dần thêm học được cách nói chuyện người lớn hơn và chúng ta sẽ trở thành người hiểu chuyện, biết giải quyết tình huống 1 cách tốt nhất. Thế là 2 ý kiến tưởng chừng 1 đúng, 1 sai trái nhau hoàn toàn lại có thể bổ sung cho nhau để trở thành 1 ý hoàn chỉnh, giống như tình bạn của chúng ta nếu biết bổ sung cho nhau chia sẽ những kinh nghiệm hay những bài học cũng như mỗi người hãy có 1 cách cư xử tốt thì tình bạn đó sẽ rất đẹp và mãi mãi bền lâu.

6 tháng 11 2017

Em đồng ý vs ý kiến của bạn Hòa. Vì nếu che giấu khuyết điểm của bạn thì người bạn đó sẽ lấy lí do đó mà càng làm tới thêm. Nếu là bản thân em thì em sẽ ko che giấu khuyết điểm mà sẽ giúp bạn tiến lên

3 tháng 7 2019

a) Quân có các cách ứng xử:

   - Đồng ý với Toàn và khắc tên lên bia đá để kỉ niệm.

   - Không làm theo Toàn và khuyên Toàn không nên làm vậy.

   Em sẽ chọn cách hai bởi vì di tích lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng với mọi dân tộc, việc khắc tên lên như vậy là hành vi phá hoại khu di tích.

 b) Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy bởi như thế sẽ có người đi qua và dẵm phải kẹo cao su đó.

 c) Trung sẽ có các cách ứng xử:

   - Cùng với Toàn và thi ném đá.

   - Khuyên Toàn không nên làm vậy.

   Em sẽ chọn cách hai bởi vì nếu làm như vậy có thể sẽ làm hư hại bức tượng.