K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019

Tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích vở kich Lòng dân:

- Dì Năm: thông minh, nhanh trí và dũng cảm.

- Bé An: nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, phân biệt được người tốt kẻ xấu.

- Chú cán bộ: tin tưởng vào dân.

- Lính: hống hách, luồn cúi.

- Cai: gian ác, quỷ quyệt nhưng không lay chuyển được lòng tin của người dân đối với cách mạng.

 
2 tháng 10 2018
Nhân vật Tính cách
Dì Năm Dũng cảm bảo vệ cán bộ, nhanh trí, bình tĩnh
An Thông minh, nhanh trí, lanh lẹ
Chú cán bộ Bình tĩnh, tin tưởng vào dân
Lính Cai Hống hách, xảo quyệt, vòi vĩnh
28 tháng 9 2019

cái này là theo bạn 

bạn thích ai thì nói ra rồi mình cho biết là vì sAO

28 tháng 9 2019

Trl : 

Vở kịch được đặt tên là '' Lòng dân '' vì thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng . Tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng . Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng .

Em thích nhất là nhân vật Dì Năm vì Dì Năm gan dạ , dũng cảm , sẵn sàng cứu chú Cán bộ khỏi những tên Lính , tên Cai độc ác , hại nước , hại dân .

9 tháng 3 2019

a. Mở bài:

- Giới thiệu tóm tắt gia cảnh Thơm (bố, mẹ, em trai, chồng).

- Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.

- Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng, lòng thương người.

b. Thân bài:

- Chính vì có bản chất trung thực, có lòng tự trọng, lòng thương người mà Thơm rất quý trọng ông giáo Thái. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và và em đều hy sinh, Thơm rất ân hận và càng bị giày vò khi nhận ra rằng Ngọc làm tay sai cho địch dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:

   + Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi lang thang, Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian.

   + Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuối cùng, khẩu súng trao lại cho Thơm; sự hy sinh của em trai; tình cảnh thương tâm của người mẹ, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh và dày vò tâm trí cô.

   + Sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng.

   + Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm) đã khiến Thơm phải lựa chọn dứt khoát. Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai người cách mạng.

- Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh và tình huống gây cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm và chuyển trong hành động của nhân vật

c. Kết bài

- Nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Thơm là do khả năng thức tỉnh quần chúng của Cách mạng.

- Khẳng định con người Việt Nam luôn đứng về phía chính nghĩa quốc gia, yêu hoà bình tự do và độc lập dân tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Sử dụng tình huống truyện.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu.

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động.

Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó.

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo.

4 tháng 10 2023

Gợi ý 

     Được sự giúp đỡ của bà tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm Vương quốc tương lai. Trước tiên hai bạn đến thăm Công xưởng xanh. Ở đây sản xuất các loại máy móc, thuốc men cho thế giới tương lai do các em bé sắp ra đời sáng chế. Tin-tin trông thấy một cái máy như đôi cánh xanh, cậu lấy làm thắc mắc thì được em bé thứ nhất cho biết em dùng máy đó để chế tạo một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin chỉ cảm nhận hạnh phúc khi ăn. Cái tính háu ăn làm cậu ta hỏi liền xem vật đó ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé thứ nhất mời hai bạn xem vật đó và cho biết nó không ồn ào gì cả. Tin-tin háo hức đòi xem nhưng chưa kịp xem thì em bé thứ hai chen vào. Em bé ấy muốn cho hai bạn xem sáng chế của mình: đó là ba mươi vị thuốc trường sinh đặt ở những cái lọ xanh. Đặc biệt là em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường chưa ai biết cả. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một thứ máy biết bay như một con chim. Liền lúc ấy, em bé thứ năm cho hai bạn xem một thứ máy biết dò tìm các kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

1. Xung đột mang tính lịch sử

- Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn.

- Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích.

- Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc…

- Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài.

- Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô.

2. Xung đột mang tính nhân loại

Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa.

 

1 tháng 2

* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn văn tham khảo 1: Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

Trong văn học, ta đã bắt gặp rất nhiều nhân vật phải gánh trên mình nỗi oan khuất, tủi nhục. Nào là nàng Vũ Nương với cái danh "thất tiết", phải trẫm mình xuống sông tự vẫn. Hay như Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông mà tống vào tù suốt mấy năm trời. Đặc biệt, còn có nàng Thị Kính - một người phụ nữ đức hạnh, thảo hiền nhưng lại có số phận oan nghiệt. Chỉ vì muốn cắt cho chồng chiếc râu mọc ngược, nàng bị vu cho cái tội giết chồng, bị cả nhà bên đó ruồng rẫy. Để không ảnh hưởng đến người thân, Thị Kính đành lòng giả trai lên chùa ở. Nhưng như vậy vẫn chưa hết. Ở chùa, nàng bị Thị Mầu giá họa, đổ tội cho nàng làm ả ta có bầu. Thế là Thị Kính bị người đời dè bỉu, chịu oan ức, tủi hổ đến tận lúc chết. Từ đó, độc giả vừa xót thương cho số phận bạc bẽo của nàng Thị Kính, vừa thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc minh oan. Minh oan chính là giải thích, chứng minh bản thân mình trong sạch bằng lời nói, lí lẽ và cả hành động. Việc này giúp con người lấy lại danh dự, tránh được bao hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng nếu ta lựa chọn im lặng, cữ giữ mãi nỗi oan khuất trong lòng thì chính bản thân ta sẽ là người chịu thiệt thòi. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến cả những người mà ta yêu quý. Vậy nên, trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều cần tự biết bảo vệ bản thân. Nếu lỡ chẳng may bị giá họa, ta cần hành động để chứng minh sự trong sạch cho chính mình. Tựu chung lại, qua câu chuyện về nàng Thị Kính, ta có thể rút ra được bài học rằng: việc minh oan là vô cùng cần thiết đối với con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn văn tham khảo 2: Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

"Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?" là một câu hỏi rất hay. Trước tiên, ta có thể hiểu lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động, thái độ hướng về tương lai một cách tích cực. Người sống có lí tưởng luôn biết cách đặt mục tiêu phù hợp, đúng đắn. Từ đó, nhanh chóng đạt được thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi. Đối với thế hệ thanh niên, việc xác định lí tưởng sống lại càng quan trọng, cấp thiết. Với bối cảnh hội nhập không ngừng của thế giới, rất nhiều cơ hội và thử thách đã được đặt ra. Là những người nắm trong tay tương lai nhân loại, thanh niên cần sớm nhận ra giá trị của bản thân. Chỉ khi hiểu rõ ưu - nhược điểm còn tồn tại, ta mới có phương án phát triển và cải thiện phù hợp. Đặc biệt, việc không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng cũng vô cùng quan trọng. Hãy cứ mạnh dạn thể hiện bản thân, mặc kệ cho khó khăn, thử thách gian nan đến mức nào. Và điều đó sẽ dễ dàng được thực hiện hơn khi con người ta có lí tưởng rõ ràng. Đồng thời, thanh niên cũng cần điều chỉnh suy nghĩ, thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của thời đại. Có như vậy, ta mới ngày một hoàn thiện hơn, trở thành người có ích cho xã hội.