Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
· Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị : Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .
· Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn : Từ cuối tập Việt Bắc về sau . cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp , cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại , cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.
· Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào: Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật , giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.
· Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc : phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc VN trong thời đại CM, đưa tư tưởng tình cảm CM hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc . Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát , thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của TV.
1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
Những vấn đề chính trị quan trọng như lòng yêu nước, lí tưởng cộng sản, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình yêu nhân dân, đất nước… đã trở thành nguồn cảm hứng chân thành sâu xa và trở thành lẽ sống, niềm tin. Với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã trở thành cái riêng tư và được ông diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình bè bạn, mẹ con một cách tự nhiên không bị gượng ép.
- Thơ Tố Hữu ít quan tâm đến mặt đời tư mà thường quan tâm và thể hiện những vấn đề như lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng: lẽ sống cộng sản, lẽ sống dân tộc, niềm say mê lí tưởng, niềm vui chiến thắng, ân nghĩa cách mạng, lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ, tình cảm quốc tế…
Vì vậy, đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.
2. Thơ Tố Hữu giai đoạn sau (từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến lúc thống nhất đất nước) mang nặng khuynh hướng sử thi
- Thơ ông chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân (cái “tôi” công dân, về sau là cái “tôi” dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất dân tộc, thâm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại như anh giải phóng quân, anh Trỗi, chị Trần Thị Lý…).
3. Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn luôn hướng người đọc tới một chân trời tươi sáng và tương lai xã hội chủ nghĩa
Thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của sự cao cả, lí tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.
4. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến
Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời (biểu hiện rõ nhất là qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự với đối tượng…). Giọng tâm tình, tiếng nói tình thương này có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc; do quan niệm của Tố Hữu về thơ.
5. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn cả trong nghệ thuật
Các thể thơ truyền thống và thi liệu quen thuộc được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào.
a. Thể thơ lục bát kết hợp với giọng cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung cách mạng, làm phong phú cho thể thơ lục bát; thể thơ thất ngôn vừa trang trọng, cổ điển vừa biến hóa, linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.
b. Tố Hữu sử dụng từ ngữ lời nói quen thuộc với dân tộc, thậm chí cả những ước lệ, những so sánh ví von truyền thống nhưng dùng để biểu hiện nội dung mới của thời đại.
c. Về nhạc điệu thơ: Thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu. Ông có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng các vần phối hợp với thanh điệu… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành các nhạc điệu phong phú cho các câu thơ, diễn tả được cảm xúc của dân tộc, tâm hồn dân tộc.
d. Tính dân tộc còn được biểu hiện ở thế giới hình tượng mang đậm đà bản sắc quê hương, con người rất đỗi Việt Nam.
Kết luận: Đúng như Xuân Diệu đã khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, vì vậy, Tố Hữu xứng đáng là thi sĩ của nhân dân, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”.
Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt, sắc bén, giọng đanh thép, thuyết phục
- Truyện và kí: hiện đại, có sức chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc sảo
- Thơ ca: hòa quyện lãng mạn và hiện thực, hiện đại và cổ điển
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.
· Văn chính luận : Bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .
· Truyện – kí : Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
· Thơ ca : Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ Cách Mạng.
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
- Nam Cao đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, có hứng thú khám phá con người trong con người
- Khuynh hướng tìm hiểu, đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, phân tích, diễn tả tâm lý nhân vật
- Cách tạo dựng đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm chân thật, sinh động
- Giọng văn: buồn thương, chua chát, đau xót nhưng đầy thương cảm, thương yêu thân phận con người yếu đuối trong xã hội
a.Về nội dung:
Về nội dung:
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.
Đáp án cần chọn là: A
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.
Đáp án cần chọn là: A
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, rõ nét :
a. Trước cách mạng tháng 8 / 45 :
- Phong cách nghệ thuật là lối chơi ngông bằng văn chương : Cố ý làm khác người, thích cái độc đáo, cái duy nhất không giống ai… từ đề tài, lối kết cấu, hành văn, cách dùng từ, đặt câu.
- Tính uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân là ở :
+ Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ của nó để khám phá, phát hiện khen hay chê .
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa ng/th khác nhau để quan sát hiện thực, sáng tạo h/ tượng.
+ Luôn nhìn người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ .
+ Tô đậm cái phi thường xuất chúng,gây cảm giác m/ liệt, dữ dội đến mức khủng khiếp – Đẹp đến tuyệt vời
b. Sau cách mạng tháng 8/ 45 :
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự chuyển biến quan trọng : Giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu. Oâng vẫn tô đậm cá tính, phong cách độc đáo trên mọi trang viết .
- Thiên nhiên là những công trình mỹ thuật thiên tạo tuyệt vời (Sông, nước, cây ,cỏ…) . Con người bình thường dứoi ngòi bút ông cũng là những con người tài hoa .
c. Thể tài chủ yếu của Nguyễn Tuân :
- Là tùy bút (lối độc tấu) mạch văn biến hóa với nhiều liên tưởng linh hoạt.
- Văn xuôi nhiều hình ảnh, nhạc điệu, từ vựng phong phú, chính xác sáng tạo mới lạ trong cách so sánh ví von, trong cách dùng từ, đặt câu .
* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Khẳng định cái tôi độc đáo khác thường.
- Tiếp cận thế giới nghiêng về phương diện văn hoá, thẩm mĩ, tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Nghệ thuật điêu luyện, thành công trong thể tùy bút, cách sử dụng ngôn từ
* Nét chính về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu
+ Nội dung thường viết về cách mạng nên đậm chất trữ tình, chính trị
+ Tính dân tộc được biểu hiện rõ rệt, sâu đậm