K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2017

a, Văn học dân gian:

- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm

- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh

- Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới

- Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng

- Ca dao- dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm

- Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội

- Sân khấu: Chèo- Quan Âm Thị Kính

b, Văn học trung đại

- Truyện, kí: Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí

- Thơ Trung đại: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn; Sau phút chia li, Bánh trôi nước; Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà

- Truyện thơ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên

- Văn nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học

c, Văn học hiện đại

- Truyện, kí:

   + Truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà, Bến quê; Những ngôi sao xa xôi

   + Kí: Cô Tô, Lao xao

- Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi

- Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, con cò, mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Sang thu, Nói với con…

- Kịch: Thuế máu, tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới

- Văn nghị luận, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta

- Kịch: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

18 tháng 1 2019
STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật
1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó, chia ngọt sẻ bùi giữa những người lính chiến.

Hình ảnh giản dị, chân thực

Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Từ hình tượng những chiếc xe không kính, tác giả khắc họa rõ nét hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn ngang tàng, tếu táo, dũng cảm.

Chất liệu hiện thực sinh động

Giọng khỏe khoắn, tươi vui.

3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Tự do Bức tranh rộng lớn về thiên nhiên, vũ trụ và hình ảnh người lao động hăng say đánh cá thể hiện niềm say mê, hứng khởi của tác giả trước thời đại mới. Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, huyền ảo được sáng tạo liên tưởng, mang âm điệu khỏe khoắn, tươi vui
4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tự do Những kỉ niệm cảm động về tình bà cháu qua hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.

- Hình ảnh thân thuộc có tính biểu tượng.

- Ngôn từ giàu sức gợi tả, biểu cảm

5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Tự do Hình ảnh người mẹ Tà- ôi thương con, yêu nước. Tinh thần chiến đấu quật cường. - Âm hưởng khúc hát ru ngọt ngào, nghĩa tình
6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Từ hình ảnh vầng trăng, gợi nhắc người lính nhớ về quá khứ. Hình ảnh vầng trăng nghĩa tình, thủy chung.

Hình ảnh có tính biểu tượng

- Ngôn ngữ chọn lọc, gợi hình gợi cảm

7 Viếng lăng bác Viễn Phương 191976 Tám chữ Niềm xúc động, biết ơn khi được tới lăng viếng Bác

Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng

- Giọng thiệu tha thiết, trầm buồn

8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ Khát vọng được sống, cống hiến, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước Bài thơ giàu chất nhạc, hình ảnh đẹp, giản dị, giàu sức biểu cảm, có tính ẩn dụ
9 Con cò Chế Lan Viên 1962 Tự do Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp được thể hiện qua hình tượng con cò Vận dụng sáng tạo hình ảnh của ca dao, điệu ru vào trong thơ
10 Nói với con Y Phương Sau 1975 Tự do Bằng lời trò chuyện với con người cha muốn con ghi nhớ cội nguồn sinh dưỡng của mình, và lấy quê hương làm điểm tựa tinh thần, sống kiên cường Lời thơ mộc mạc chân thực, hình ảnh có tính biểu tượng
11 Sang thu Hữu Thỉnh 1973 Năm chữ Khoảnh khắc giao mùa rõ rệt. Sự biến chuyển này được tác giả gợi lên bằng cảm nhận tinh tế. Hình ảnh thiên nhiên đất trời sang thu đẹp, ấn tượng, giàu sức biểu cảm.
12 Mây và sóng R. Ta-go 1909 Tự do Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng
4 tháng 1 2019
STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung
1 Làng Kim Lân 1948 Tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, tinh thần kháng chiến bất diệt
2 Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn. Truyện ngợi ca vẻ đẹp của người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le, cảm động về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà, ở khu căn cứ. Truyện ngợi ca tình cha con thắm thiết trong kháng chiến
4 Bến quê Nguyễn Minh Châu In trong tập Bến quê ( 1985) Qua những xúc cảm và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ lúc ở cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương
5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh nhiên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dũng cảm của thế hệ thanh niên thời kì kháng chiến chống Mĩ
8 tháng 9 2019

Vì :

- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu

- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn

8 tháng 8 2017

Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học

    + Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .

    + Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả

    + Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…

23 tháng 2 2021

 

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

 

23 tháng 2 2021

 

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. 

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). 

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

2

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn.

- chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

-  Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diên nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

3

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối vs cá nhân và cộng đồng

- Nêu những giải pháp mà ng được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp

4

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

5

Viết báo cáo nghiên cứu

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. 

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). 

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

2

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn.

- chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

-  Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diên nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

3

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối vs cá nhân và cộng đồng

- Nêu những giải pháp mà ng được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp

4

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

5

Viết báo cáo nghiên cứu

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

15 tháng 5 2018

- Bộ phận văn học chữ Hán:

Tên tác phẩm Tác giả Thể loại
Con hổ có nghĩa Vũ Trinh sưu tầm  
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Hồ Nguyên Trừng  
Sông núi nước Nam Lí Thường Kiệt Thơ
Phò giá về kinh Trần Quang Khải Thơ
Thiên Trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thơ
Côn Sơn ca Nguyễn Trãi Thơ
Chiếu dời đô Lí Công Uẩn Chiếu
Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch
Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi Thơ
Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Tấu
Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Trãi Truyện
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác Tùy bút
Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Tiểu thuyết chương hồi

- Các văn bản bằng chữ Nôm:

Tên tác phẩm Tác giả Thể loại
Sau phút chia li Đoàn Thị Điểm Thơ song thất lục bát
Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt
Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu Thất ngôn bát cú
Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Thơ thất ngôn bát cú
Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Thơ thất ngôn bát cú
Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải Song thất lục bát
Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du Truyện thơ
Cảnh ngày xuân Nguyễn Du Truyện thơ
Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du Truyện thơ
Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du Truyện thơ
Kiều báo ân báo oán Nguyễn Du Truyện thơ
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ
Lục Vân Tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.