K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. 

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). 

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

2

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn.

- chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

-  Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diên nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

3

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối vs cá nhân và cộng đồng

- Nêu những giải pháp mà ng được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp

4

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

5

Viết báo cáo nghiên cứu

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. 

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). 

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

2

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn.

- chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

-  Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diên nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

3

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối vs cá nhân và cộng đồng

- Nêu những giải pháp mà ng được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp

4

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

5

Viết báo cáo nghiên cứu

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một tác phẩm với những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời.

          Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Trước hết, tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước. Chiến tranh đã lấy đi của con người quá nhiều thứ mà ngay cả khi nó đã qua đi vẫn để lại những hậu quả ám ảnh. Dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. Qua cuộc đời bất hạnh của dì Mây, tác giả Sương Nguyệt Minh đã ngầm lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra biết bao đau thương cho số phận những con người vô tội.

“Người ở bến sông Châu” còn là một bài ca bất tử về tình người. Dù chiến tranh đã lấy đi của dì Mây quá nhiều nhưng nó không thể huỷ hoại bản tính lương thiện của con người. Trở về sau bao năm tháng kháng chiến, dì Mây vẫn là một người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung, vị tha. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy! Như vậy, ngay cả trong hoàn cảnh trớ trêu nhất, tình người vẫn toả sáng thật cao đẹp! Đó chính là giá trị nhân văn của thiên truyện.

Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng một cốt truyện độc đáo với những tình huống éo le. Dì Mây – người phụ nữ trở về từ chiến trường nhưng lại phải chứng kiến người mình yêu thương kết hôn với một người phụ nữ khác. Hơn thế, dì còn chính là người đỡ đẻ cho vợ chú San – người mình từng yêu thương. Có lẽ sẽ chẳng ai cao thượng và vị tha được như dì. Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình.

Câu chuyện đã để lại trong bạn đọc niềm xúc động, trăn trở khôn nguôi về con người và cuộc đời. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Minh Nguyệt đã gợi nhớ tôi đến câu nói của Nhà văn Victor Hugo: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Quả thật “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu nói ấy. “Hoà bình”: là trạng thái xã hội không có xung đột, con người sống bình đẳng, hoà hợp, yêu thương, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để cùng phát triển. “Chiến tranh” là trạng thái xã hội bạo động, con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, bất công, đe doạ và loại trừ lẫn nhau để tồn tại.  Như vậy, câu nói của nhà văn Victor Hugo đã khẳng định hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và chúng ta cần phải đẩy lùi chiến tranh.

Bạn có biết tại sao “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại”? Trước hết, hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có một tập bền vững, đoàn kết, có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống. Hoà bình góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Cựu tổng thống Mỹ Obama đã từng đạt được giải Nobel hoà bình với nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Năm 2014, cô gái Malala Yousafzai khi đó 17 tuổi đã đạt giải Nobel hoà bình cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được học hành cho tất cả trẻ em.

Vậy tại sao “Chiến tranh là tội ác”? Chiến tranh gây chia rẽ hạnh phúc gia đình, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Không những thế, nó còn gây ra những thương vong không đáng có đối với người vô tội. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại.

          Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nền hoà bình của nhân loại? Hãy yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa người với người, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,.... thân thiện với bạn bè quốc tế,.... có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch,.... không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa.  Ca ngợi những cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực đấu tranh bảo vệ hoà bình và lên án, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.

Với tôi, hoà bình là món quà quý giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống hết mình và biết đấu tranh vì một thế giới không đau thương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề a

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.

1 tháng 9 2023

Đề a

I. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

     Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

 

THAM KHẢO

1 tháng 9 2023

tham khảo

___

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những đoạn văn phân tích nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”.

Lời giải chi tiết:

- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

- Cụ thể trong đoạn 2:

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Thao tác phân tích (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên): Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả....”

5 tháng 3 2023

– Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

– Phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể: đoạn 2

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

Sau đó nêu ra các dẫn chứng để chứng minh

+ Thao tác phân tích: Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả….”

5 tháng 3 2023

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

     Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ 28 kể lại diễn biến Quan Công gặp lại Trương Phi với nội dung hết sức gay cấn, hấp dẫn. Đoạn trích không chỉ hấp dẫn ở nội dung giàu kịch tính mà còn hấp dẫn bởi những chi tiết giàu ý nghĩa mà trước hết chính là chi tiết hồi trống.

     Sau khi ba anh em Lưu – Quan – Trương rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba anh em mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn Quan Công vì phải bảo vệ chị dâu (vợ Lưu Bị) nên phải ở lại chỗ Tào Tháo, nhưng Quan Công chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào và đưa ra điều kiện khi nghe tin anh mình là Lưu Bị ở đâu lập tức sẽ đi tìm anh ngay. Quan Công lên đường tìm Lưu Bị và trong quá trình ấy đã gặp lại Trương Phi. Khi hai anh em gặp lại nhau đã có biết bao biến cố xảy ra.

     Khi gặp lại Quan Công, ngay lập tức Trương Phi khẳng định Quan Công là kẻ phản bội. Trương Phi đã lựa chọn hình thức thử thách cho Quan Công, đó là sau ba hồi trống Quan Công phải giết được tướng Tào để chứng minh sự trong sạch của mình. Bởi vậy hồi trống này có nhiều ý nghĩa. Đối với Trương Phi đây là hồi trống có ý nghĩa thách thức Quan Công, đặt Quan Công vào thử thách buộc phải vượt qua để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cũng cần lưu ý số hồi trống mà Trương Phi đưa ra cho Quan Công là ba hồi, tại sao là ba hồi chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Ta biết rằng, Trương phi là con người hết sức nóng nảy, bởi vậy nếu là năm hồi sẽ quá lâu và Trương Phi không thể kiên nhẫn chờ đợi. Còn nếu là một hồi thì lại quá ít khiến Quan Công bị đặt vào tình thế khó có thể chứng minh. Như vậy, ba hồi là hợp lí nhất, là thời gian vừa đủ để Quan Công minh chứng mình trong sạch, đồng thời ba hồi cũng thể hiện hi vọng, mong muốn của Trương Phi đối với Quan Công.

     Còn đối với Quan Công đây là hồi trống minh oan. Khi nhận được yêu cầu của Trương Phi, Quan Công lập tức đồng ý ngay, bởi Quan Công hiểu rất rõ tính cách của Trương Phi, nếu không minh chứng được thì mãi mãi Trương Phi không công nhận sự trong sạch của Quan Công. Quan Công là người tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi, chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi. Bởi vậy lựa chọn giết Sái Dương là lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục với Trương Phi, Quan Công còn bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.

     Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

     Với chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa, hồi trống không chỉ cho thấy tình cảm sâu nặng mà Trương Phi dành cho Quan công mà còn cho thấy sự bình tĩnh, bản lĩnh tự tin của Quan Công để minh chứng sự trong sạch của mình. Đồng thời chi tiết này cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm...
Đọc tiếp

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...

- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm 

- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá

Thân bài

- Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu

 

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

Kết bài

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

 

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

b) Các em chú ý thêm những yêu cầu để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ngoài những yêu cầu cơ bản đã học ở bài 5.