K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2019

ð Đáp án B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động:

- Thị nghĩ cái thằng liều lĩnh ấy kể ra cũng đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình.

- Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.

- Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn, nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn.

- Thị nghĩ bỏ hắn lúc này thì cũng bạc, dù sao cũng ăn nằm với nhau như vợ chồng.

- Thị muốn gặp Chí Phèo, phải cho hắn ăn gì mới được.

- Thị nấu cháo hành cho Chí.

3 tháng 11 2018

ð Đáp án D

27 tháng 12 2020

Cảm nhận của anh,chị về đoạn trích trong tác phẩm Chí Phèo:"Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì làm sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người"

17 tháng 7 2019

Mở bài :

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nêu vị trí chi tiết “ cái lò gạch bỏ không” là một ám ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam Cao

- Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm triết lý của nhà văn (Dẫn chứng- Phân tích)

- Nếu không thay đổi thực tại, sẽ tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát của con người, sẽ có một Chí Phèo con ra đời, thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang…(Dẫn chứng- Phân tích)

- Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn. (Dẫn chứng- Phân tích)

- Cái chết của Chí Phèo: bi kịch bị đẩy đến đường cùng của con người, phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Đó là kết cục tất yếu cho những con người muốn làm lại cuộc đời như Chí Phèo. (Dẫn chứng- Phân tích)

Kết bài:

Đánh giá chung:

- Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo

   + Không né tránh những mặt xấu của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả

   + Miêu tả c/s con người lưu manh, tha hóa, nhà văn luôn có cái nhìn đau đáu, lo lắng và day dứt cho số phận con người

   + Cố gắng tìm ra “con người trong con người”, khơi dậy những nét nhân văn, nhân bản nhất từ những con người ở đáy cùng xã hội.

Hạn chế: Cái chết của Chí Phèo là sự bế tắc, quẩn quanh đến cùng cực, nhà văn chưa tìm ra lối thoát trước hiện thực tăm tối.

23 tháng 4 2017

Cuộc đời Chí có bước ngoặt khi gặp Thị Nở:

+ Ban đầu Chí gặp Thị và bị hấp dẫn đơn giản vì Chí là thằng say “ngứa ngáy” thịt da, hai người ân ái với nhau. Sau đó, Chí đau bụng rồi Thị dìu Chí vào nhà tìm manh chiếu rách đắp cho Chí

+ Chí tỉnh dậy sáng hôm sau và cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của sự sống

- Ý nghĩa trong cuộc gặp Chí Phèo- Thị Nở:

+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh phúc

+ Sự săn sóc, quan tâm của người đàn bà xấu xí, khốn khổ khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn ép từ lâu trong con người Chí

+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở

+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị

+ Chí ý thức được sự cô độc, bất hạnh của đời mình, và khát khao được sống cuộc đời của con người

13 tháng 1 2018

 Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành”

- Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn.

14 tháng 12 2017

Chí mong Thị trở thành chiếc cầu nối cho Chí hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.

- Thị Nở từ chối Chí phèo do lời nói của bà cô thị, kiên quyết ngăn cản mối tình này:

    + Thị trút tất cả những lời cay độc lên Chí Phèo đang khát khao lương thiện, chờ được làm hòa với mọi người

- Tâm trạng của Chí diễn biến phức tạp: thức tỉnh- hy vọng- thất vọng, đau xót- phẫn uất- tuyệt vọng

    + Chí rơi vào tuyệt vọng khi thấm thía bi kịch tinh thần sinh ra là người nhưng không được làm người.

    + Chí càng uống rượu càng tỉnh, Chí khóc rưng rức và ý thức được tội ác của kẻ cướp đi của mình cả bộ mặt và hồn người. Tiếng khóc của Chí là khóc thương cho thân phận.

    + Khi lòng sôi sục Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình

⇒ Chí tuyệt vọng trước bi kịch bị cự tuyệt ước muốn làm người, nên đã kết liễu bản thân và kẻ thù. Cái chết của Chí có tác dụng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, lưu manh hóa họ, đẩy họ vào chỗ chết

4. Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh:Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” có một vị trí trong tác phẩm và gây ấn tượng...
Đọc tiếp

4. Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh:

Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” có một vị trí trong tác phẩm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo. Thị Nở nhìn xuống bụng đã nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ” nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

1
13 tháng 9 2023

Chí Phèo là một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo, ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý, mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo ngay từ khi mới lọt lòng đã là một đứa trẻ không ai nhận, không cha, không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh cho người đọc vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo,Thị Nở nhìn xuống bụng, nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ”. Nó nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Thái độ của người kể chuyện với nhân vật:

- Lên án gay gắt những thế lực tàn bạo, chế độ phong kiến bạo thủ đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho những người không có tiếng nói.

- Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những số phận bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người.

- …