K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

Nguyễn Du(1765-1820).

31 tháng 10 2021

lười quá bn

5 tháng 3 2016

Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 . Bác mất ngày 2-9-1969

6 tháng 3 2016

Ngày 15/5/1941, Đội nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.          Đội nhi đồng cứu quốc lúc đó có 5 đội viên. Đó là những Đội viên Thiếu Niên Tiền Phong đầu tiên, và họ đều có bí danh để hoạt động bí mật:     

  - NÔNG VĂN DỀN bí danh KIM ĐỒNG

 - NÔNG VĂN THÀN bí danh CAO SƠN     

- LÝ VĂN TỊNH bí danh THANH MINH       

 - LÝ THỊ NÌ bí danh THỦY TIÊN     

  - LÝ THỊ SẬU bí danh THANH THỦY. 

Bác hồ sinh ngày 19-5 -1890

bác hồ mất ngày 2-9-1969

30 tháng 10 2021

Chế Lan Viên

Nguyễn Quang Khải

chúc bạn học tốt

30 tháng 10 2021

tố hữu 

nguyễn huệ

Con đường học trò (Nguyễn Văn Hiên)

25 tháng 3 2022

- Tiếng chuông và ngọn cờ ( Phạm Tuyên)

-Vui bước trên đường xa ( Theo điệu: Lí con sáo Gò Công – dân ca Nam Bộ, đặt lời mới: Hoàng Lân)

- Hành khúc tới trường (Nhạc: Pháp, Lời Việt: Phan Trần Bảng, Lê Minh Châu)

- Đi cấy ( Dân ca Thanh Hóa)

- Niềm vui của em ( Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng)

 

25 tháng 3 2022

hi lô bn

25 tháng 3 2022

mo sach ra :>

21 tháng 12 2022

TK:

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ( tác giả) cũng nói lên tình mẹ con, tình yêu bộ đội, yêu dân làng của bà mẹ Tà-ôi địu con lên nương làm việc:

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ dội

   – Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói.

     – Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.

Tất cả những câu hát đó đều nói lên tấm lòng yêu thương con, thương bộ đội, dân làng, đất nước của bà mẹ Tà-ôi – bà mẹ Việt Nam. Lòng yêu thương con, thương bộ đội, thương đất nước, thương dân làng hòa quyện vào trong lòng bà mẹ Tà-ôi thật tự nhiên, sâu sắc.

Nói đến lòng yêu thương con người trong văn học cách mạng phải kể đến tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mà tiêu biểu là bài Không ngủ được.

Một canh… hai canh… lại ba canh

       Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

    Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt

         Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Bài thơ đã kể lại một đêm không ngủ được của Bác vì lúc nào Người cũng một lòng yêu nước, thương dân. Lòng yêu thương đó lúc nào cũng thường trực trong lòng khiến Bác không sao chợp mắt được.

Bài thơ Ốm nặng trong tập Nhật kí trong tù cũng thế hiện lòng nhớ thương đất nước của Bác:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh

Nội thương đất Việt cảnh lầm than.

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henri cũng nói lên tình cảm sâu nặng của những người nghệ sĩ nghèo. Họ nghèo về vật chất chứ không nghèo về tình cảm. Tiêu biểu là Xiu và Giôn-xi, bác Bơ-men. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng hết lòng bảo vệ lẫn nhau, hi sinh vì nhau.

Tác phẩm Tính cách Nga cũng nói lên lòng yêu thương sâu nặng của con người Nga. Họ âm thầm hi sinh, chịu đựng cho nhau và vì nhau.

Tóm lại, lòng yêu thương con người là một nội dung lớn của văn học. Lòng yêu thương đó luôn luôn tỏa sáng trong lòng người đọc. Qua các tác phẩm, văn học trong nước cũng như ngoài nước chúng ta đã cảm nhận những bài học quý, những tình cảm đẹp cùa con người. Ngày nay khi được đọc, được học những tác phẩm đó chúng ta như được uống vào dòng sữa quê hương, dòng sữa của tình yêu thương.

10 tháng 11 2017

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



 

10 tháng 11 2017

 Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần. 
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi. 
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài. 
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v… 
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.