K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 / Câu 1 (1đ)“ Quanh năm buôn bán ở mom sông “ – trích : Thương Vợ - Trần Tế Xương ,  em cho biết cụm từ “mom sông” gợi ra cảm nhận gì cho chúng ta về địa diểm buôn bán ?2/ Câu 2 (1đ)“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng “ – trích : Thương vợ - Trần Tế Xương , tác giả mượn hình ảnh con cò để nói về ai ? và hình ảnh “con cò” có trong ca dao dân gian nhưng vào trong thơ của mình tác giả lại nói là “ thân cò “?3/ Câu 3 (2 đ)Vì...
Đọc tiếp

1 / Câu 1 (1đ)

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông “ – trích : Thương Vợ - Trần Tế Xương ,  em cho biết cụm từ “mom sông” gợi ra cảm nhận gì cho chúng ta về địa diểm buôn bán ?

2/ Câu 2 (1đ)

“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng “ – trích : Thương vợ - Trần Tế Xương , tác giả mượn hình ảnh con cò để nói về ai ? và hình ảnh “con cò” có trong ca dao dân gian nhưng vào trong thơ của mình tác giả lại nói là “ thân cò “?

3/ Câu 3 (2 đ)

Vì sao  ở hai câu thơ kết trong bài thơ Thương Vợ - Trần Tế Xương viết :

…” Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

      Có chồng hờ hững cũng như không.”

4/ Câu 4 (1đ)

Trong bài thơ Tự Tình ( bài II) nữ sĩ Hồ Xuân  Hương viết: “ Trơ cái hồng nhan với nước non “ , tại sao nữ sĩ viết như thế ?

5/ Câu 5 ( 5 đ)

                                                 CÂU CÁ MÙA THU

                                                                  (Nguyễn Khuyến)

                             Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

                             Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo .

                             Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,

                             Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo .

                             Tầng mây lơ lửngtrời xanh ngắt ,

                              Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

                             Tựa gối ôm cần lâu chẳng được ,

                              Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Qua bài thơ Câu cá mùa thu , anh / chị có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên  , đất nước? ( trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 30 dòng )

0
13 tháng 1 2017

Bài thơ Thương vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Phần a (trang 121 - 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)Đề bài: Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6:THƯƠNG VỢQuanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đôngMột duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản côngCha mẹ thói đời ăn ở bạcCó chồng hờ hững...
Đọc tiếp

Phần a (trang 121 - 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6:

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông 

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

TRẦN TẾ XƯƠNG

(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)

Câu 1 trang 122 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?

A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng

B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

C. Người chồng nói về người vợ của mình

D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

 

2
3 tháng 3 2023

Chọn D

29 tháng 8 2023

Bài thơ là lời nhà thơ nói về sự vất vả của người vợ mình.

→ Đáp án C

22 tháng 3 2019

-Hai câu đề:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

- Hai câu luận:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Hai câu thực:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

- Hai câu kết:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

BÀI 1 ( 5 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,  Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 –...
Đọc tiếp

BÀI 1 ( 5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quanh năm buôn bán ở mom sông, 

Nuôi đủ năm con với một chồng. 

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 

Một duyên hai nợ âu đành phận, 

Năm nắng mười mưa dám quản công. 

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,  

Có chồng hờ hững cũng như không. 

(Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 – 30).

            Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên. 

            Câu 2. (1.0 điểm) Tìm các thành ngữ được sử dụng trong bài thơ trên. 

Câu 3. (1.5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: 

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 

            Câu 4. (1.5 điểm) Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 8 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong gia đình. 

 

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: C

9 tháng 12 2016

Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!

17 tháng 12 2018

Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là người giỏi buôn bán, tần tảo "quanh năm" buôn bán kiếm sống ở "mom sông" cảnh đầu chợ bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn "Nuôi đủ năm con với một chồng". Chồng đậu tú tài, chẳng là quan chẳng là cùng đinh "Ăn lương vợ". Một gia cảnh "Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi". Các số từ "năm” (con), "một" (chồng) quả là đông đủ. Bà Tú vẫn cứ ''nuôi đủ", nghĩa là ông Tú vẫn có "Giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm". Câu thứ hai rất hóm hỉnh.

Câu 3, 4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành "thân cò" - thân phận lam lũ, vất vả "lặn lội". Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà tú thì lặn lội... khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã giành giật bán mua "eo sèo mặt nước buổi đò đông" để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh "thân cò" rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy "lặn lội'' và "eo sèo" hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

Câu 5, 6 tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: ''một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa". Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: "âu đành phận", "dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hi sinh. Có sự cam chịu số phận, có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hi sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:

"Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công ".

Tóm lại, bà Tú hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,... tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng còn. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". "Cái thói đời" đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ "ăn ở bạc" vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: "Vợ lăm le ở vú - Con tấp tểnh đi bồi - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi".

Câu 8 thầm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: "Có chồng hờ hững cũng như không?". "Như không" gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi đau thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!



Phần a (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)Đề bài: Đọc bài thơ sau, ghi vào vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ 1 đến 5) và làm bài tập câu 6THƯƠNG VỢQuanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắngEo Sèo mặt nước buổi đò đôngMột duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản côngCha mẹ thói đòi ăn ở bạcCó chồng hờ hững cũng...
Đọc tiếp

Phần a (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Đọc bài thơ sau, ghi vào vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ 1 đến 5) và làm bài tập câu 6

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo Sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đòi ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!

(TRẦN TẾ XƯƠNG, Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1984)

Câu 1 (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?

A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng

B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

C. Người chồng nói về người vợ của mình

D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

 

1
29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Giải thích: Đọc bài thơ và nhan đề thì đây là bài mà người chồng nói về người vợ của mình.