Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).
- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa ( Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).
Sự thay đổi các mùa có tác dụng:
Trên bề mặt Trái Đất ở khắp mọi nơi đều có sự sống phát sinh, phát triển, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Đối với cảnh quan thiên nhiên: tùy theo mùa, theo khu vực mà cảnh quan thiên nhiên phát triển khác nhau.
- Đối với hoạt động sản xuất: (Nhất là sản xuất nông nghiệp) con người phải tuân theo các mùa khác nhau mà tiến hành sản xuất khác nhau.
- Đối với con người: phải biết được tính chất, đặc điểm cụ thể của từng mùa khác nhau. Có biện pháp hữu hiệu thích nghi cho cuộc sống
- Sự thay đổi các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùạ xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...).
- Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cùng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, đông xuân, hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cà phê, cây ăn quả...). Ngoài ra, trong công nghiệp khai thác và hoạt động du lịch cũng có tính mùa.
- Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở... để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.
- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa.
- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích nghi với nhịp điệu mùa.
Do trục Trái Đất nghiêng và ko đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía mặt trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.
Sự thay đổi của mùa ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và sức khoẻ của con người, làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa, sản xuất theo thời vụ.
Đây là câu trả lời của mình. Bạn có thể tham khảo:
**) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.
-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.
**)Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.
-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:
+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.
+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản.
+Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng….cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
- Thuận lợi: tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
- Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, tai biến khí hậu, diễn biến khí hậu thất thường (năm rét sớm, năm rét muộn, năm úng ngập, năm hạn hán,...)
Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.
- Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, mùa nước sông.
- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản của dân cư.
- Các hiện tượng thời tiết thất thường như giông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại khô nóng... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái, nếu không sử dụng hợp lí đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, khô hạn gia tăng.
Khoa học và kỹ thuật đã có tác động vô cùng lớn đối với đời sống con người, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau:
Tiến bộ Công nghệ: Khoa học và kỹ thuật đã mang lại những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất, tạo ra các công cụ, máy móc, và quy trình hiệu suất cao hơn. Điều này đã làm tăng năng suất, giảm thời gian làm việc và tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng hơn.
Cải thiện Đời sống: Công nghệ đã mang lại sự tiện ích và thuận lợi đáng kể trong đời sống hàng ngày của con người. Từ việc có các thiết bị gia dụng thông minh, tiện ích điện tử, cải thiện giao thông, đến việc chăm sóc sức khỏe, tất cả đều nhờ vào sự phát triển của khoa học và kỹ thuật.
Sự Phát Triển Công Nghiệp: Kỹ thuật đã làm thay đổi hoàn toàn cách mà sản xuất được thực hiện. Từ việc tự động hóa trong ngành sản xuất đến việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp, tất cả đều tạo ra sự phát triển lớn cho các ngành công nghiệp.
Giải Quyết Vấn Đề Xã Hội: Khoa học và kỹ thuật đã hỗ trợ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội lớn, bao gồm cải thiện môi trường, giảm đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng giáo dục và y tế.
Tăng Cường Khả Năng Sáng Tạo: Khoa học và kỹ thuật mở ra cánh cửa cho việc khám phá và sáng tạo. Họ tạo điều kiện để con người tiếp tục nghiên cứu, phát triển và đổi mới, từ đó làm giàu thêm kiến thức và cải thiện cuộc sống.
Những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật đã tạo nên một thế giới hiện đại, tiện nghi và phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra những triển vọng mới cho tương lai của con người.
Do trồng trọt khó khăn nên hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục. Họ nuôi dê, cừu lạc đà...và đưa đàn gia súc từ nơi này đến nơi khác tìm nguồn thức ăn.
Một số dân tộc dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên ốc đảo. Một vài dân tộc sống định cư trong ốc đảo; họ trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu...trên mảnh vườn nhỏ và chăn nuôi dê, cừu.
Ví dụ tác động của thiên nhiên đến đời sống con người:
- Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,…) để con người có thể tồn tại.
- Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng…), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,…), đất trồng (màu mỡ hay bạc màu,…), nguồn nước phong phú hay khô cạn,…) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống và cả sinh hoạt hằng ngày của con người.
Ví dụ về tác động của thiên nhiên đến đời sống sản xuất:
- Lũ, bão làm hạn chế thời gian đi biển (đánh bắt hải sản), khai thác khoáng sản. + Địa hình hiểm trở khó khăn thác khoáng sản, phát triển công nghiệp,… - Vào ngày mưa bão, sương mù dày đặc, các hãng hàng không sẽ lùi hoặc hoãn lịch bay,… + Vũng, vịnh biển thích hợp xây dựng cảng biển, neo đậu thuyền khi có bão,…
Chúc học tốt!
- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa. (0,5 điểm)
- Hoạt động sản xuất của con người bị chi phối bởi nhịp điệu mùa, đặc biệt với ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. (0,5 điểm)