hãy kể tên ít nhất 2 văn bản đã học nói đến tình cảm gia đình
giúp mình với mình cân gấp !!! plssss
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ( tác giả) cũng nói lên tình mẹ con, tình yêu bộ đội, yêu dân làng của bà mẹ Tà-ôi địu con lên nương làm việc:
– Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ dội
– Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói.
– Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.
Tất cả những câu hát đó đều nói lên tấm lòng yêu thương con, thương bộ đội, dân làng, đất nước của bà mẹ Tà-ôi – bà mẹ Việt Nam. Lòng yêu thương con, thương bộ đội, thương đất nước, thương dân làng hòa quyện vào trong lòng bà mẹ Tà-ôi thật tự nhiên, sâu sắc.
Nói đến lòng yêu thương con người trong văn học cách mạng phải kể đến tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mà tiêu biểu là bài Không ngủ được.
Một canh… hai canh… lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Bài thơ đã kể lại một đêm không ngủ được của Bác vì lúc nào Người cũng một lòng yêu nước, thương dân. Lòng yêu thương đó lúc nào cũng thường trực trong lòng khiến Bác không sao chợp mắt được.
Bài thơ Ốm nặng trong tập Nhật kí trong tù cũng thế hiện lòng nhớ thương đất nước của Bác:
Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh
Nội thương đất Việt cảnh lầm than.
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henri cũng nói lên tình cảm sâu nặng của những người nghệ sĩ nghèo. Họ nghèo về vật chất chứ không nghèo về tình cảm. Tiêu biểu là Xiu và Giôn-xi, bác Bơ-men. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng hết lòng bảo vệ lẫn nhau, hi sinh vì nhau.
Tác phẩm Tính cách Nga cũng nói lên lòng yêu thương sâu nặng của con người Nga. Họ âm thầm hi sinh, chịu đựng cho nhau và vì nhau.
Tóm lại, lòng yêu thương con người là một nội dung lớn của văn học. Lòng yêu thương đó luôn luôn tỏa sáng trong lòng người đọc. Qua các tác phẩm, văn học trong nước cũng như ngoài nước chúng ta đã cảm nhận những bài học quý, những tình cảm đẹp cùa con người. Ngày nay khi được đọc, được học những tác phẩm đó chúng ta như được uống vào dòng sữa quê hương, dòng sữa của tình yêu thương.
Bạn tham khảo:
Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.
Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.
Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che… Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ…
Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người… Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi… Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười… nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình… Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.
Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người… một người mà tôi…khinh bỉ… Đúng là cha nào con ấy… Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.
Tôi sống vì cái gì??? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó… Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác…
Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.
Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có… Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi ofsice làm tôi nhớ mãi…
Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.
Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…
Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO)… Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?
Gia đình… Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được.
“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.
Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Vì ở đó chúng ta nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của những người thân yêu. Nhờ có tình cảm gia đình, con người sẽ có thêm nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất. Tình cảm gia đình thật đáng trân trọng và bảo vệ.
Ẩn dụ: Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. (bến đỗ - nơi để mỗi người trở về, không thay đổi).
Tham khảo
Trong truyện ngắn của Nguyễn Quang sáng, ta bắt gặp nỗi xao xuyến, đau khổ lẫn niềm an ủi, mãn nguyện, dù có muộn, của người cha gặp được lại đứa con yêu sau tám năm xa cách. Hãy hình dung tâm trạng của người cha ấy, lúc anh ra đi, con gái đầu lòng của anh mới một tuổi, chắc chỏm tóc còn non tơ, đôi má còn thơm mùi sữa, còn ẵm trên tay. Và trong tâm trí của anh, chỉ với tấm ảnh nhỏ của con, anh khó mà tưởng tượng nổi con gái mình lúc tám tuổi trông nó sẽ ra sao. Chắc chắn anh hồi hộp lắm, vui sướng, hân hoan không tài nào giấu được. Đến nỗi người bạn đường của anh, nhân vật anh Ba, đã cảm nhận rõ cái tình của người cha cứ nôn nao trong người anh. Đến nỗi anh Ba có thể nhìn thấu tâm tư, ý nghĩ của đồng đội: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Thật vậy, chỉ cần nhìn thấy một đứa bé độ bảy tám tuổi đang chơi nhà chòi trước sân nhà, đoán biết là con, như trái tim anh mách bảo, anh Sáu đã không thể chờ thuyền cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi (anh Ba) chới với. Hình ảnh anh Sáu với vẻ mặt xúc động, giọng lặp bặp run run như bóp chặt trái tim người đọc. Tiếc là vết sẹo trên mặt anh đã khiến bé Thu không nhận ra cha, không cảm nhận được nỗi nhớ thương chất chứa trong lòng cha.
Nguyễn Quang Sáng đã diễn tả thật sâu sắc, tinh tế từng cung bậc cảm xúc trĩu nặng trong tâm can người cha bị con mình từ chối: Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. Anh chờ đợi bé Thu gọi một tiếng ba nhưng nó chẳng bao giờ chịu gọi, anh Sáu chỉ còn biết vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. Đến bữa cơm, anh gắp cho con miếng ngon nhất mà nó cũng hất văng ra. Đến ngày lên đường, anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Những chi tiết rất thật, rất xót xa đến nghẹn lòng, dù tác giả không thể diễn tả hết được tâm trạng của người đàn ông, người lính, người cha đau khổ mà không thể khóc. Có một tản văn tựa đề Ngày của cha, tác giả Nhật Minh dường như cũng từng cảm nhận được điều đó, và cũng chỉ hiểu chứ không thể diễn tả được: Tôi chưa bao giờ thấy cha khóc, nhưng tôi hiểu cái cảm giác buồn mà không thể khóc…
Cuối cùng, tiếng gọi ba và dòng nước mắt thương yêu của con gái, dù muộn màng, vào ngày anh lên đường, hẳn làm anh ấm lòng. Trong những ngày ở rừng sâu, nỗi ân hận, day dứt trong lòng là việc anh lỡ tay đánh con. Anh dồn hết tâm trí vào việc làm một chiếc lược ngà dành tặng cho con gái. Khi cây lược hoàn thành thì anh Sáu bỗng hi sinh. Còn nỗi đau nào khắc nghiệt, éo le hơn? Vâng, chiến tranh gieo đau thương, mất mát và chết chóc là điều không tránh khỏi, nhưng những tình cảm thiêng liêng của con người, mà ở đây là tình cha con, sẽ không bao giờ mất.