K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2019

1. Cấu tạo xương dài (hình 8-1->2)

Cấu tạo một xương dài gồm có :
- Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
- Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng. 

Hình 8-1. Cấu tạo xương dài Hình 8-2. Cấu tạo đầu xương dài
(xương đùi)
2. Chức năng của xương dài
Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài

3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

Xương ngắn (hình 8-3) và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Cấu tạo:

Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.

chức năng

Cơ co giúp xương cử động -> cơ thể di chuyển, vận động được
Trong cơ thể, các cơ có sự vận động, phối hợp với nhau.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Xương đùi có cấu tạo phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn:

- Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động.

- Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.

pác nào boss khoa hộ em:( Câu 1. Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về:A.   Khả năng nấu ăn.B.    Sự khéo léo.C.    Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.D.   Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấpCâu 2. Tuổi dậy thì của con trai, con gái là:A.   Con trai 12 đến 15 tuổi, con gái 10 đến 13 tuổiB.    Con trai 13 đến 17 tuổi, con gái 10 đến 15 tuổiC.    Con trai 13 đến 17 tuổi,...
Đọc tiếp

pác nào boss khoa hộ em:(

 

Câu 1. Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về:

A.   Khả năng nấu ăn.

B.    Sự khéo léo.

C.    Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.

D.   Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp

Câu 2. Tuổi dậy thì của con trai, con gái là:

A.   Con trai 12 đến 15 tuổi, con gái 10 đến 13 tuổi

B.    Con trai 13 đến 17 tuổi, con gái 10 đến 15 tuổi

C.    Con trai 13 đến 17 tuổi, con gái 10 đến 13 tuổi

Câu 3. Đặc điểm của tuổi già là:

A.   Cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần.

B.    Cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

C.    Tầm vóc và thể lực phát triển nhất, các cơ quan trong cơ thể đều hoàn thiện.

D.   Không có ý nào đúng.

Câu 4. Những việc cần làm để vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì là:

A.   Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.

B.    Thay quần áo và đồ lót thường xuyên.

C.    Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước và xà phòng tắm hằng ngày.

D.   Tất cả các ý trên.

Câu 5. Khói thuốc lá có thể gây những bệnh gì?

A.   Bệnh về tim mạch.

B.    Ung thư phổi, viêm phế quản.

C.    Bệnh về tim mạch, huyết áp.

D.   Tất cả các bệnh trên.

3

Câu 1. Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về:

C.    Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục

Câu 2. Tuổi dậy thì của con trai, con gái là:

B.    Con trai 13 đến 17 tuổi, con gái 10 đến 15 tuổi

Câu 3. Đặc điểm của tuổi già là:

A.   Cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần

Câu 4. Những việc cần làm để vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì là:

D.   Tất cả các ý trên.

Câu 5. Khói thuốc lá có thể gây những bệnh gì?

D.   Tất cả các bệnh trên

31 tháng 12 2021

1C

2A

3A

4D

5B

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cấu tạo của một bắp cơ: Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.

- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động:

+ Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp. Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Mà tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ kéo theo sự cử động của xương tạo nên sự vận động.

+ Sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ giúp quyết định độ lớn của lực cơ sinh ra, đảm bảo độ lớn của lực phù hợp với cử động.

29 tháng 12 2016

1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

29 tháng 12 2016

2)* Cấu tạo của tim :

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

*) Vệ sinh hệ tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp

5 tháng 11 2020

Câu 2:

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của xương:

+ Đầu xương: Cấu tạo gồm sụn bọc đầu xương, mô xương xốp gồm các nan xương --> chức năng: Giảm ma sát trong khớp xương, phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ

+ Thân xương: Cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng, khoang xương --> chức năng: giúp xương phát triển to bề ngang, chịu lực, đảm bảo vững chắc, chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của cơ:
+ Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phán giữa phình to là bụng cơ.

+ Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là to cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có máu sinh chất.

=> Chức năng: Trong cơ thể luôn có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ, cơ co làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.

5 tháng 11 2020

Câu 5:

- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

- Chức năng của các thành phần:
+ Hồng cầu: thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+ Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+ Tiểu cầu: dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+ Huyết tương: duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmon, muối khoáng dưới dạng hoà tan



16 tháng 12 2018