Viết 1 đoạn văn khoảng từ 15-20 dòng kể về một tuổi thơ của em(Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-bieu-cam-ve-1-mon-qua-ma-em-nhan-duoc-thoi-tho-au-faq338816.html
Hoặc:
Mẹ em là người bận rộn và luôn quay cuồng vì công việc. Mẹ thường đi công tác xa nhà dài hạn, mỗi lần như thế mẹ đều hứa sẽ mang về cho em một món quà. Trong những món quà mà mẹ em đã tặng cho em, có lẽ đôi giày thể thao là thứ mà em thấy ý nghĩa nhất.
Em là cô bé khá nhút nhát, không thường tiếp xúc với nhiều người trái ngược hoàn toàn với mẹ em. Mẹ em thường khá suy nghĩ và lo lắng về điều đó. Hôm ấy mẹ về sau chuyến đi kéo dài ba tháng. Em thật tò mò không biết rằng món quà mẹ sẽ mang về lần này. Em thận trọng mở chiếc hộp mà mẹ gói, bên trong có một tấm thiệp nhỏ xinh đẹp cùng tông màu hồng với đôi giày. Mẹ viết rằng: "cuộc sống ngoài kia thực rất nhiều điều tươi đẹp mà con chưa hề biết . Con nên bước chân ra khỏi chốn an toàn của mình mà cảm nhận nó. Mong rằng đôi giày thể thao này sẽ giúp con bước đi thật vững vàng trên chặng đường trưởng thành của chính mình. Một đôi giày vững chắc sẽ đưa con đi chặng đường xa hơn". Em đọc xong thực rất cảm động, hóa ra đó không chỉ là đôi giày đơn thuần, trong đó là cả tấm lòng tình yêu thương của mẹ dành cho em mong em luôn vững bước trên con đường đời. Đôi giày mang nhãn hiệu Nike dòng Air max, bên dưới đế có phần đệm khí giúp những bước chân được êm hơn. Trên thân là kí hiệu của hãng, trông nó đơn giản nhưng hết sức tinh tế. Em xỏ chân vào thử, đôi giày vừa vặn mang lại sự thoải mái cho người đi. Hơn nữa cũng là kiểu mẫu mới nhất, màu hồng pha lẫn màu đen làm em càng thêm phần khỏe khoắn và vững chắc. Em ngắm mình trong gương thầm cảm ơn mẹ, em chưa bao giờ dám thử những đôi như này. Trước giờ em chỉ đi giày búp bê khiến bản thân em như nàng công chúa cần được nâng niu bảo vệ. Với đôi giày này em cảm thấy bản thân trở nên mạnh mẽ và dám đương đầu với thử thách hơn. Và đây cũng chính là đôi giày mở đầu cho đam mê khi em đã chiến thắng trong cuộc thi chạy marathon ngắn 100m cho nữ. Chiến thắng ấy khiến em biết rõ bản thân muốn gì, mơ ước gì, em như lớn lên từng ngày trong suy nghĩ và nhận thức. Thực lòng cảm ơn mẹ đã tặng cho em đôi giày ấy, đôi giày thật sự bền bỉ trên chặng đường tương lai của em. Em nhất định sẽ chăm sóc nó cẩn thận bảo vệ thật tốt đôi giày này. Không chỉ bởi ý nghĩa mà đôi giày mang lại mà nó còn trở thành người bạn sẽ đồng hành cùng em trên mọi nẻo đường. Đôi giày là cầu nối cho em đến với đam mê chạy marathon và khát vọng vươn lên xa hơn thoát khỏi vỏ bọc mình tự tạo ra. Nhưng thật đáng tiếc, bởi khi em phát triển hơn đôi giày không còn vừa với em nữa. Tuy nhiên e vẫn cất gọn gàng và lau dọn nó mỗi ngày. Thỉnh thoảng khi mở tủ ra ngắm nhìn nó, lòng em lại thấy bình yên và hồi ức lạ thường. Nó như làn gió nhẹ nhàng mang tình yêu của mẹ ,mang khát vọng đam mê đưa em đến thế giới ước mơ đầy mộng ước, tràn ngập niềm vui hân hoan.
Tuổi thơ em được lấp đầy bởi những món quà của mẹ, nhưng đôi giày ấy là thứ ấn tượng nhất trong tuổi thơ của mình. Những món quà hữu hình ấy tượng trưng cho tình yêu vô hình mà mẹ yêu mến dành tặng cho em.
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
tham khảo nhé
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào...
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
- Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Ăn mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất một lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về.
Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Ngôi thứ nhất(vai ông giáo)
Hôm ấy, lão Hạc qua nhà tôi,thấy tôi lão báo:"Cậu Vàng đi đời rồi".Cụ bán rồi ư?"-Tôi ngạc nhiên hỏi.Lão đáp:"Họ vừa bắt rồi".Lúc ấy,lão cố làm ra vẻ vui nhưng tooi biết lão rất buồn,vì trông thấy nụ cười như mếu và ánh mắt rưng rưng của lão đã nói lên tất cả.Tôi cảm thấy xót xa, lòng tôi như thắt lại,chỉ muốn ôm lão và òa lên khóc thật lơn. Bấy giờ tôi mới cảm thấy nắm quyển sách của tôi là j cơ chứ? Cuộc chia ly của tôi vs những quyển sách ấy chả là j so với cuộc chia ly của "ng con trai" với "người cha" già neo đơn đợi con về.Đó là cuộc chia ly đẫm nc mắt, là nỗi đau ko j sánh đc.
*văn hơi sến thông cảm