K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng  cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào.  Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi!  Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

24 tháng 10 2017

lên h mà search

     "Bài học đường đời đầu tiên" miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ: Đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt; đôi cánh dài đến tận chấm đuôi; đầu to, nổi từng tảng; hai cái răng đen nhánh; sợi râu dài, uốn cong. Bằng sự quan sát tinh tế, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, sử dụng hệ thống tính từ kết hợp so sánh, Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và rất đẹp. Vì Mèn chỉ là một chàng dế mới trưởng thành, chưa trải sự đời nên tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Trong một lần dại dột bày trò trêu chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt- một anh bạn hàng xóm, để rồi về sau có hối cũng không kịp. Nhưng cũng từ lần đó mà Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

15 tháng 2 2021

Tham khảo:

Câu 1:

 Đoạn trích " Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn. Trước hết Dế Mèn là chú dế có ngoại hình đẹp, một chàng Dế thanh niên cường tráng. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết " đôi càng tôi mẫm bóng", " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt", " Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi".Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách,  thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh. Đỉnh điểm đó là việc trêu đùa chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Lúc đầu thì huênh hoang trêu chị Cốc nhưng người nhận lấy hậu quả lại là người vô tội, Dế Choắt. Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn cũng biết hối hận, và rút ra bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Qua nhân vạt Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã đem đến bài học đạo lý  vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía cho người đọc.

Câu 2:

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! 

11 tháng 3 2022

TK:
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại, khiến không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Một trong những điều khiến người ta vô cùng nể phục chính là đức tính giản dị và lối sống thanh bạch của Bác. Tuy là người đứng đầu cả một dân tộc, nhưng Bác lại giản dị từ trong cách ăn mặc, sinh hoạt, phong cách. Bữa cơm của Bác chỉ gồm vài món đạm bạc, nhưng Bác vẫn ăn rất ngon, không để thừa dù chỉ một hạt. Áo quần của Bác là vài bộ đồ đã cũ, sờn vai với mấy đôi dép lốp đã mòn đế. Ngôi nhà Bác ở là ngôi nhà sàn ba gian nhỏ bé, với khu vườn rộng rãi đầy các loại cỏ cây do một tay Bác chăm sóc. Những người dân, người bộ đội luôn được Bác quan tâm, yêu quý và chia sẻ cho biết bao nhiêu thứ. Chính vì sự bình dị, giản đơn ấy, mà đối với dân tộc ta, Bác không chỉ là một vị lãnh tụ, mà còn là một người cha kính yêu nữa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.